II. Đánh giá thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu
2.7. Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế và hợp tác phát triển vùng
Hà Nội tiếp tục đi đầu, tham gia tích cực các hoạt động đối ngoại đa phương và song phương, đóng góp xây dựng và nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia. Giai
đoạn 2016-2018, Hà Nội tổ chức 60 đoàn công tác do lãnh đạo thành phố dẫn đầu; 1.561 đoàn với 9.673 lượt cán bộ, công chức, viên chức và vận động viên đi công tác, đi thi đấu và tập huấn thể thao tại nước ngoài; tổ chức đón tiếp 24 đoàn ngoại giao chính thức và 787 đoàn khách quốc tế đến làm việc, tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư tại Hà Nội; đã phối hợp với Cục Lễ tân nhà nước, Bộ Ngoại giao phục vụ đón tiếp 30 đoàn nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hiệu quả hoạt động đối ngoại được nâng lên, củng cố niềm tin của nhà
đầu tư. Chỉ trong 4 năm 2016-2019, Hà Nội thu hút được hơn 22,5 tỷ USD đầu tư nước ngoài, gấp 3,5 lần giai đoạn 2011-2015.
Hà Nội đã ký kết 32 thỏa thuận quốc tế, nội dung chủ yếu về hợp tác phát triển kinh tế, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài cũng như triển khai các chương trình hợp tác về nông nghiệp công nghệ cao, quản lí đô thị bền vững. Thành phố
đã ký kết 13 thỏa thuận quốc tế, điển hình là thỏa thuận với tập đoàn Sumitomo cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD xây dựng thành phố thông minh, tập đoàn Fomula One đưa Giải đua xe công thức I về Hà Nội.
Duy trì vai trò tích cực trong các khuôn khổ hợp tác đa phương với vai trò là thành viên của các tổ chức liên đô thị quốc tế, như: Tổ chức Thành phố thông minh
bền vững thế giới (WeGO), Mạng lưới chính quyền địa phương về quản lí dân cư (CityNet), Nhóm các thành phố dẫn đầu về chống biến đổi khí hậu (C40), Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), Hiệp hội quốc tế các Thị trưởng các thành phố nói tiếng Pháp (AIMF), Hiệp hội các thành phố lớn thế giới (Metropolis), Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế năm tỉnh thành phố Việt - Trung.
Công tác liên kết phát triển vùng, hợp tác với các địa phương trong cả nước và hội nhập quốc tế được quan tâm đẩy mạnh. Thành phố đã tổ chức nhiều buổi
làm việc với các các tỉnh, thành phố, kết quả đạt được bước đầu trên nhiều lĩnh vực như du lịch, công nghiệp, dịch vụ - thương mại, đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, văn hóa, xã hội…42; phối hợp tổ chức các chương trình quảng bá nét văn hóa đặc sắc của nhiều vùng miền ngay tại Thủ đô.
Những mặt chưa được:
Hoạt động đối ngoại của các ngành, địa phương còn phân tán, mang tính sự vụ, thiếu đồng bộ; chương trình đối ngoại của ngành, địa phương hàng năm thiếu tính hệ thống, thiếu những đề xuất cụ thể khiến công tác tổng hợp, dự kiến kế hoạch đoàn ra hàng năm gặp khó khăn.
Kết quả hợp tác giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh còn hạn chế, quy mô, mức độ hợp tác chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của các bên. Hiệu quả mang lại từ hợp tác vùng đối với từng địa phương chưa thực sự rõ ràng. Nguyên nhân chính là do vẫn chưa có cơ chế thực thi cụ thể, hiệu quả.
Chính phủ chưa có quy định cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô theo Điều 23 Luật Thủ đô Hà Nội.