Phát triển các lĩnh vực xã hội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 92 - 100)

II. Đánh giá thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu

2.5. Phát triển các lĩnh vực xã hội

2.5.1. Bảo đảm an sinh xã hội

Những mặt được:

Thực hiện các chính sách tạo việc làm, trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động và cấp phép lao động cho người nước ngoài: Từ năm 2016 - 2019,

đã giải quyết việc làm cho 645 nghìn người. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2019 còn 2,1%. Các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy thị trường lao động tiếp tục được đẩy mạnh. Trong năm 2018, Thành phố đã tạo việc làm được cho trên 41 nghìn lao động được duyệt vay vốn từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm (với số tiền 860 tỷ đồng); duyệt và cấp trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 54,6 nghìn người (974 tỷ đồng); hỗ trợ học nghề cho hơn 2,2 nghìn người (6,7 tỷ đồng) và cấp hơn 10,3 nghìn giấy phép lao động cho người nước ngoài. Năm 2019, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức được 77 phiên giao dịch việc làm với 4.371 doanh nghiệp, đơn vị tham gia; 68.173 chỉ tiêu tuyển dụng; 37.742 lượt lao động được phỏng vấn, hướng nghiệp; 15.313 lao động được tuyển dụng.

Thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp xã hội: Các chính sách, giải pháp

giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều đang được triển khai đồng bộ theo

Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, chú trọng giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc và hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo. Tháng 10/2018, Thành phố hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Năm 2017, Thành phố không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Hà Nội đã thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật… theo quy định. Năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,42%; có 09 quận, huyện không còn hộ nghèo (Cầu Giấy, Ba Đình, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Đông Anh; trong đó, quận Hai Bà Trung không còn hộ nghèo và hộ cận nghèo). Thành phố đã ban hành nhiều chính sách đặc thù để hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; một số lĩnh vực mức hỗ trợ cao hơn mức Trung ương quy định.

Nằm trong tốp đầu về các chỉ số như: Hạ tầng kỹ thuật CNTT; Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ; Trang/Cổng thông tin điện tử; Số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; Cơ chế, chính sách và các quy

Thực hiện chính sách đối với người có công: Năm 2018, thành phố đã duyệt

hồ sơ và giải quyết chế độ ưu đãi người có công cho 33,4 nghìn trường hợp, chi trả trợ cấp hàng tháng cho trên 91 nghìn người (với số tiền 1.650 tỷ đồng). Năm 2019, đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ chính sách cho người có công 20.687 trường hợp; trích ngân sách địa phương và vận động xã hội hoá 16,2 tỷ

đồng để tu sửa nâng cấp 378 nhà ở cho người có công với cách mạng; 167/167 Bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống được các cơ quan đơn vị nhận phụng dưỡng. Các chương trình như vận động Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”; tu sửa, nâng cấp các công trình ghi công liệt sỹ, nhà ở cho người có công với cách mạng… đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; các hoạt động tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các đối tượng chính sách tiếp tục được triển khai.

2.5.2. Y tế và phát triển thể chất, chăm sóc sức khỏe người dân

Những mặt được:

Các chương trình, đề án, dự án trong lĩnh vực y tế được quan tâm triển khai thực hiện. Thành phố tiếp tục rà soát chất lượng các bệnh viện (như Đức Giang,

Xanh-pôn, Phụ sản Hà Nội, Ung bướu Hà Nội) để lập kế hoạch nâng cấp đạt chuẩn quốc tế JCI. Một số dự án quan trọng được triển khai, hoàn thiện như khai trương tòa nhà khám bệnh chất lượng cao tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội; các dự án cấp nước sạch;… đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân và giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

Chất lượng khám, điều trị bệnh được tăng cường. Các bệnh viện đã đưa

khoảng 30 kỹ thuật, công nghệ mới vào chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong năm 2018, đã nghiệm thu và triển khai diện rộng phần mềm Quản lý sức khỏe toàn dân và Tầm soát ung thư sớm, duy trì khám sàng lọc phát hiện ung thư sớm đại trực tràng miễn phí cho công dân Thủ đô từ 40 tuổi trở lên; lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cho khoảng 6,23 triệu người (tỷ lệ 82% dân số). Công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân được thực hiện tốt (6.861 cơ sở hành nghề dược; 3.497 cơ sở hành nghề Y; 10 cơ sở có yếu tố nước ngoài; 37 bệnh viện ngoài công lập).

Ngành y tế cũng đang thực hiện chương trình đổi mới phong cách, thái độ ứng xử của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Công tác y tế dự phòng tiếp tục được tăng cường. Thành phố đã chỉ đạo thực

hiện các biện pháp đồng bộ nhằm kiểm soát, khống chế các dịch bệnh (tiêu biểu như dập dịch sốt xuất huyết). Việc tuyên truyền nâng cao sức khỏe phòng chống dịch bệnh và bệnh, tật học đường cho học sinh được triển khai sâu rộng.

Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm được tăng cường trên diện rộng. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, mô hình điểm về ATTP dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố có kiểm soát.

Thể thao quần chúng được quan tâm, phát triển. Thành phố triển khai hiệu

quả các mô hình, điển hình là xây dựng, lắp đặt dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời tại 07 quận nội thành. Ý thức, nhận thức của nhân dân về luyện tập, tham gia các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe ngày càng cao, trở

thành nhu cầu thiết yếu. Thể thao quần chúng đã ươm mầm các nhân tố để đào tạo, bồi dưỡng cho thể thao thành tích cao.

Thể thao thành tích cao của Hà Nội vẫn giữ vững vị trí là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước tại các cuộc thi thể thao quốc gia, quốc tế: thường

xuyên đóng góp nhiều huy chương nhất (khoảng 1/3) tổng số huy chương và huy chương vàng cho đoàn thể thao Việt Nam tại các giải thi đấu lớn (SEA Games, ASIAD).

Những mặt chưa được:

Cơ sở vật chất y tế còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng quá tải vẫn

diễn ra ở một số khoa, phòng của bệnh viện tuyến thành phố. Cơ sở vật chất ở một số bệnh viện tuyến huyện chật hẹp, đã xuống cấp nhưng chưa được kịp thời tu bổ, xây mới.

Chất lượng đội ngũ cán bộ y tế còn có hạn chế. Trình độ chuyên môn của

đội ngũ cán bộ y tế còn chưa đồng đều. Một số bệnh viện tại tuyến huyện thiếu nhân lực trình độ cao, đặc biệt là bác sỹ chuyên khoa. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, tư vấn chuyên môn tại một số cơ sở còn hạn chế.

Thể thao quần chúng chưa được chú trọng đầu tư, nhất là thể thao trong các

trường học; thể thao thành tích cao phát triển chưa bền vững: thành tích thi

đấu tại các giải thể thao châu lục và thế giới như ASIAD, Olympic còn khiêm tốn (chưa có huy chương Olympic).

2.5.3. Phát triển giáo dục và đào tạo

Những mặt được:

Hệ thống giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm đầu tư, duy trì hoạt động ổn định. Năm học 2018-2019, số trường thuộc các cấp từ mầm non đến trung

học phổ thông trên địa bàn là 2.710 trường (tăng 179 trường so với năm 2015), trong đó 1.128 trường mầm non, 736 trường tiểu học, 624 trường trung học cơ sở, 222 trường trung học phổ thông. Số giáo viên tiếp tục gia tăng, nhất là giáo viên mầm non. Hà Nội hiện có 48,9 nghìn giáo viên mầm non (10,5 nghìn so với năm 2015), 64,2 nghìn giáo viên phổ thông (tăng 7,4 nghìn so với năm 2015). Số học sinh huy động đến lớp cũng tăng, với trên 547,5 nghìn trẻ em đi học mẫu giáo (tăng 63,1 nghìn trẻ so với năm 2015) và 1.408,7 nghìn học sinh phổ thông (tăng 232,2 nghìn học sinh so với năm 2015). Năm 2019, Thành phố đã tổ chức thi tuyển công chức, viên chức, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên các cấp, nhất là giáo viên mầm non.

Về đào tạo nhân lực chất lượng cao, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học. Hiện nay, trên địa bàn có 75 trường đại học (tăng 8 trường so với năm 2016), 3 trường cao đẳng (đã hợp nhất nhiều trường) với đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý có trình độ cao và tiềm lực nghiên cứu khoa học mạnh nhất cả nước. Ngoài ra, Hà Nội có 89 trường trung cấp chuyên nghiệp (tăng 27 trường so năm 2015), 369 cơ sở đào tạo nghề (tăng 49 cơ sở so với năm 2015).

Công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đạo tạo theo Nghị quyết 29/NQ-TW được đẩy mạnh. Đến nay, thành phố đảm bảo 100% giáo viên đứng lớp

đạt chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn cao (mầm non 53,5%, tiểu học 93,8%, trung học cơ sở 75,6%, trung học phổ thông 21,3%); 80% giáo viên dạy tiếng Anh đạt chuẩn năng lực tiếng Anh. Tỷ lệ phổ cập giáo dục được duy trì với 100% trẻ 5 tuổi học mầm non, 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, 99,2% học sinh hoàn thành chương trình trung học cơ sở, 98,5% học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông, huy động 76,8% trẻ khuyết tật học tại các lớp hòa nhập.

Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước về thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế39. Đã ban hành Chương trình Sữa học đường cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học, bắt đầu triển khai từ tháng 10/2018.

Thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao về cả số lượng và chất lượng, nhất là khu

vực nội thành và các khu vực đô thị hóa nhanh. Tỷ lệ học 2 buổi/ngày đối với mầm non đạt 100%, tiểu học đạt 95,8%, THCS đạt 28,06%. Đã tiến hành khảo sát thực trạng 1.270 trường tiểu học và THCS, xác định 3.720 khu nhà vệ sinh cần cải tạo, xây mới để có phương án, lộ trình tổng thể.

Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh. Thành

phố khuyến khích sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động hợp tác quốc tế trong các cơ sở giáo dục: thực hiện thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A Level của Cambridge) tại 07 trường THCS và 01 trường THPT; đăng cai tổ chức kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng lần thứ 15 năm 2018 (HOMC 2018) với sự tham dự của 09 quốc gia và 23 đoàn các tỉnh, thành trên cả nước.

Công tác giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được duy trì, phát triển. Thành phố

hiện có 369 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gồm 127 cơ sở công lập và 242 cơ sở ngoài công lập) thực hiện tuyển sinh và đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dưới ba tháng. Các cơ sở này cũng thường xuyên phối hợp với các địa phương đào tạo nghề cho lao động tại nông thôn, mở các lớp đào tạo nghề cho người khuyết tật.

Quy mô của hệ thống giáo dục nghề nghiệp tăng 4,9%/năm (tăng thêm 49 đơn vị). Số lượt người được đào tạo bình quân hang năm đạt 212 nghìn lượt. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53,14% năm 2015 lên 67,5% năm 2019. Chất lượng đào tạo được nâng lên, tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo đạt trên 70%. Ngoài ra, Hà Nội là địa phương dẫn đầu trong các kỳ thi, hội thi tay nghề cấp quốc gia.

Những mặt chưa được:

Đặc biệt, từ tháng 5/2018, học sinh Hà Nội đã tham gia nhiều kỳ thi quốc tế dành cho học sinh phổ thông,đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi: kỳ thi Olimpic Vật lí Châu Á lần thứ 19 tại Việt Nam 2018; kỳ thi Olimpic Vật lí Quốc tế lần thứ 49 tại Bồ Đào Nha 2018; kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế (International Mathematical Olympiad, thường được viết tắt là IMO); kỳ thi Toán học trẻ quốc tế (International Mathematics Competition, thường được viết tắt là IMC); cuộc thi “IMSO 2018” lần thứ 15; kỳ thi IMSO 2018 tại Trung Quốc; cuộc thi quốc tế“Thử thách nhà Toán học tương lai” - Challenge for Future Mathematicians (CFM) với 140 huy chương và giải các loại (24

(1) Cơ sở vật chất phần nào còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Số học sinh/lớp học trường học phổ thông không giảm và ngày càng tăng: Cấp tiểu học tăng từ 37,0 học sinh/lớp năm 2015 lên 40,5 học sinh/lớp; Cấp trung học cơ sở tăng từ 37,8 học sinh/lớp năm 2015 lên 39,2 học sinh/lớp; Cấp trung học phổ thông tăng từ 39,2 học sinh/lớp năm 2015 lên 39,6 học sinh/lớp.

Nhiều trường công lập có tỷ lệ học sinh trên lớp cao, nhất là khu vực nội thành. Số học sinh bình quân một lớp mẫu giáo hiện nay là 24,2 học sinh/lớp (công lập là 34,0; ngoài công lập là 13,9); cấp tiểu học là 40,5 học sinh/lớp (công lập là 41,8; ngoài công lập là 27,0); trung học cơ sở là 39,2 (công lập là 40,0; ngoài công lập là 29,5), trung học phổ thông là 39,6 học sinh/lớp (công lập là 41,4; ngoài công lập là 34,3).

Tình trạng thiếu trường học mầm non và tiểu học tại các khu đô thị vẫn chậm được khắc phục.

Khoảng cách về lực lượng lao động được đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn còn khá xa, tương ứng là 75,57% và 44,28%. Một số chương trình, kế

hoạch về đào tạo, tạo việc làm cho khu vực ngoại thành đã được triển khai (như cơ chế cho vay giải quyết việc làm; cơ chế đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các chương trình khuyến nông, khuyến công…), nhưng hiệu quả chưa được cải thiện nhiều.

2.5.4. Phát triển khoa học và công nghệ

Những mặt được:

Hà Nội đã tích cực khai thác, phát huy tiềm lực nhằm xây dựng thành phố trở thành trung tâm sáng tạo, đổi mới công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp. Hà Nội là địa phương đứng thứ hai cả nước về số lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ với 46/350 doanh nghiệp KHCN trên cả nước. Thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp KHCN, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo: hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu và dự án sản xuất thử nghiệm có giá trị áp dụng trong thực tiễn cao; hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển ý tưởng, hoàn thiện công nghệ, phát triển sản phẩm mới làm cơ sở thành lập doanh nghiệp KHCN. Thành phố cũng đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Vườn

ươm Doanh nghiệp Công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội (HBI-IT) từ tháng 01/2017.

Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong phát triển thị trường khoa học công nghệ, phát huy vai trò trung tâm của doanh nghiệp KHCN, đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ trong doanh nghiệp. Triển khai thực hiện một số cơ chế,

chính sách cụ thể đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như hỗ trợ triển khai áp dụng chương trình các hệ thống quản lý chất lượng; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ… Để hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp KHCN, thành phố đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt cho hơn 11 doanh nghiệp và 01 hợp tác xã tham gia 15 dự án

thuộc các chương trình quốc gia, hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm trong giai đoạn từ 2012-2017.

Thành phố đã ban hành Chương trình số 80/CTr-UBND về phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2015-2020, xác định dịch vụ khoa học công nghệ là ngành dịch vụ chất lượng cần ưu tiên phát triển…

Để phát huy vai trò của doanh nghiệp KHCN, Hà Nội hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN. Thành phố đã cấp 31 giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN trên 45 doanh nghiệp nộp đơn đăng ký trong giai

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 92 - 100)