Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tại các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 154)

5. Bố cục của luận án

5.2.5. Các giải pháp khác

* Đẩy mạnh xã hội hoá công tác khám bệnh, chữa bệnh

Qua phân tích thực trạng cho thấy, nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng, cơ cấu không đảm bảo; Trang thiết bị y tế còn thiếu và yếu (đặc biệt là thiếu các trang thiết bị y tế hiện đại ở nhóm bệnh viện công). Vì vậy để nâng cao chất lượng KCB bằng BHYT thì các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần đẩy mạnh xã hội hoá công tác khám bệnh, chữa bệnh là cần thiết; thực hiện đa dạng hoá các dịch vụ khám chữa bệnh. Xây dựng các giải pháp đồng bộ để huy động mọi nguồn lực phục vụ cho sự phát triển sự nghiệp y tế; tích cực huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và cá nhân vào lĩnh vực khám chữa bệnh. Bệnh viện chủ động huy động các nguồn vốn thông qua xã hội hoá công tác khám bệnh, chữa bệnh như: liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong việc hiện đại hoá bệnh viện, đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nâng cấp trang thiết bị y tế theo quy định nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Cụ thể như liên kết đặt các loại máy xét nghiệm, máy tán sỏi ngoại cơ thể, máy siêu âm 4D, máy X quang kỹ thuật số, máy chụp citi, cắt lớp,….

* Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý và quy chế làm việc

Các bệnh viện cần chú trọng nâng cao năng lực quản lý, điều hành từ Ban Giám đốc đến các Trưởng phó khoa- phòng. Củng cố các phòng chức năng để các phòng làm tốt công tác tham mưu cho Ban Giám đốc và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; duy trì quy chế họp giữa thường vụ Đảng uỷ với Ban Giám đốc, giữa Ban Giám đốc với các Trưởng phó khoa phòng, họp Điều dưỡng trưởng khoa, họp Hội đồng người bệnh, họp cơ quan; tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý bệnh viện theo đúng quy chế bệnh viện; Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên, chấn chỉnh và khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong bệnh viện, nâng cao kỹ năng giao tiếp, tâm lý tiếp xúc với người bệnh và người nhà bệnh nhân; Bệnh viện cần có các biện pháp phòng ngừa sự cố y khoa và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng lẫn chất lượng và cơ cấu, đáp ứng nhu cầu về cán bộ phù hợp với quy hoạch.

* Không để người bệnh mặc cảm với những khác biệt về sự công bằng

Mọi cán bộ, viên chức bệnh viện cần tôn trọng nguyên tắc “người đến trước được phục vụ trước” trừ khi có cấp cứu; các Điều dưỡng trưởng cần đảm bảo công bằng trong việc bố trí buồng bệnh/giường bệnh cho người bệnh; các bác sĩ trưởng khoa cần đảm bảo công bằng trong việc bố trí bác sĩ có tay nghề để giải quyết các kỹ thuật phức tạp cho

người bệnh mà không bị phân biệt bởi khả năng chi trả của người bệnh cũng như bệnh nhân BHYT hay bệnh nhân KCB theo dịch vụ.

Cán bộ y tế cần giải thích công khai cho người bệnh BHYT những dịch vụ bảo hiểm y tế không chi trả để người bệnh lựa chọn; những hạn chế về bảo hiểm y tế thường làm cho người bệnh trút sự khó chịu lên cán bộ y tế và mặc cảm về sự nhiệt tình của cán bộ y tế chứ không phải cơ quan bảo hiểm y tế.

Bác sĩ và cán bộ y tế cần đứng về phía người bệnh đối với những quy định của bảo hiểm xét thấy hạn chế quyền lợi khám chữa bệnh của bệnh nhân, không vì những thủ tục hành chính của bảo hiểm làm chậm trễ khám chữa bệnh.

* Thông tin cho người bệnh đầy đủ, đúng mức và kịp thời

Những thông tin thiết yếu người bệnh cần nhận được bao gồm nhưng không hạn chế bởi các thông tin như: Chẩn đoán; Phương pháp điều trị; Các can thiệp thủ thuật, phẫu thuật; Các chăm sóc, theo dõi sẽ thực hiện trên người bệnh; Thuốc điều trị hàng ngày; Các diễn biến và tiến triển của người bệnh; Chi phí khám chữa bệnh; Quyền và nghĩa vụ của người bệnh khi nằm viện, Người bệnh ra viện cần sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ và điều dưỡng như: theo dõi những biến chứng như đau, nhiễm trùng, hạn chế vận động, cách dùng thuốc, chế độ ăn, hẹn thời gian khám lại và cung cấp cho người bệnh số điện thoại để liên hệ nếu phát hiện có những dấu hiệu nặng cần đến bệnh viện sớm, v.v.

Các thông tin cho người bệnh cần phải đúng lúc và đúng mức, không nên nói quá về sự thành công và ngược lại không nói quá về khả năng xảy ra nguy cơ làm người bệnh hoang mang.

* Thiết lập mối quan hệ truyền thống “thầy thuốc - người bệnh”

Mọi người bệnh khi đi bệnh viện đều ao ước có người quen trong bệnh viện để tránh phải chờ đợi lâu, được thầy thuốc và nhân viên bệnh viện có thái độ ân cần, lịch sự, quan tâm, chăm sóc nhiệt tình, chu đáo; được bác sĩ điều trị thường xuyên động viên, thăm khám tại phòng điều trị. Người ta nhận thấy rằng thiết lập mối quan hệ với thầy thuốc là sự mong muốn của tất cả mọi người bệnh.

* Cần tăng cường hoạt động truyền thông tại các cơ quan quản lý, khám chữa bệnh

Việc thường xuyên được nghe thông tin tuyên truyền về chế độ chính sách BHYT cũng như được giải thích về quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh (DC7), chỉ được bệnh nhân đánh giá ở mức trung bình thấp, với giá trị trung bình là 3,02. Chính vì vậy, cần tăng cường hoạt động truyền thông tại các cơ quan quản lý, khám chữa bệnh để người dân nâng cao sự nhận thức, hạn chế tình trạng vượt tuyến điều trị đang diễn ra rất nhiều hiện nay tại Thái nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Dẫn đến (i) tình trạng quá tải; (ii) tốn kém chi phí đi lại; (iii) nhiễm chéo bệnh; (iv) kháng thuốc; (v) gây khó khăn cho thanh toán BHYT. Dịch Covy – 19, hiện nay đang cho thấy vai trò của truyền thông và sự phân tuyến điều trị là rất quan trọng trong công tác quản lý và khám chữa bệnh đối với người dân.

5.3. Một số kiến nghị

Để phối hợp thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng BHYT tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

5.3.1. Đối với Chính Phủ

- Cần có cơ chế thực sự giao quyền cho đơn vị tự chủ về tuyển nhân lực theo nhu cầu của đơn vị nhằm đảm bảo các vị trí việc làm, tái tạo sức lao động cho nhân viên y tế.

- Sớm điều chỉnh tăng mức lương khởi điểm, tăng thêm các phụ cấp như phụ cấp trực, phụ cấp đặc thù,… cho nhân viên y tế, đặc biệt là bác sĩ.

- Để đảm bảo tự chủ tài chính tại bệnh viện cần có sự thống nhất về các chính sách giữa bảo hiểm xã hội và ngành y tế với công tác thanh quyết toán kinh phí khám chữa bệnh.

5.3.2. Đối với Bộ Y tế

- Sớm ban hành bộ tiêu chí làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ viên chức khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường quản lý giá thuốc không để giá thuốc trong các cơ sở KCB cao hơn giá trên thị trường để đảm bảo cho bệnh nhân BHYT được hưởng những thuốc tốt, dịch vụ kỹ thuật cao theo đúng phạm vi được hưởng của người bệnh

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh, liên thông kết quả xét nghiệm, bảo đảm an toàn, thuận lợi cho người bệnh. Có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan để khắc phục tình trạng lạm dụng sử dụng dịch vụ, trục lợi từ quỹ BHYT; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm minh các vi phạm trong lĩnh vực y tế. Tăng cường kiểm soát chất lượng dược liệu, phát huy nguồn dược liệu trong nước. Sớm sửa đổi quy định về đấu thầu thuốc biệt dược; bảo đảm công tác đấu thầu thuốc phát huy hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. Triển khai các giải pháp để quản lý chặt chẽ giá thuốc, chất lượng thuốc, vật tư, thiết bị y tế; kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động quảng cáo, kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng.

- Bộ Y tế cần quy đinh về tỷ lệ chi BHYT cho tiền thuốc và tiền giường một cách hợp lý hơn để bệnh nhân BHYT có thể được điều trị bằng các loại thuốc tốt hơn, điều trị hiệu quả hơn.

5.3.3. Đối với Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định của Bộ Y tế của các bệnh viện đối với các vấn đề có liên quan đến chất lượng KCB bằng BHYT sự hài lòng của người bệnh.

- Có ý kiến kịp thời với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh khi có những vướng mắc về chuyên môn trong công tác thanh quyết toán bảo hiểm y tế như luật định để đảm bảo kinh phí cho bệnh viện.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để y tế tư nhân trên địa bàn tham gia KCB BHYT. - Sở y tế tỉnh Thái Nguyên cần chỉ đạo thực hiện chế độ luân phiên bác sỹ giỏi từ

tuyến trên về Bệnh viện công tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

5.3.4. Đối với ngành Bảo hiểm xã hội

- BHXH Việt Nam cần cung cấp các giải pháp kỹ thuật để những cơ sở KCB có thể quản lý thông tuyến, khai thác kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ lịch sử khám, chữa bệnh của người bệnh, để tránh tình trạng chỉ định trùng lặp, chỉ định đồng loạt cận lâm sàng và đặc biệt là chỉ định quá mức cần thiết tại các cơ sở y tế...

- BHXH các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở trên địa bàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách BHYT. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa thông tin, kiểm soát được tình trạng lạm dụng quỹ BHYT.

5.3.5. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh và các ban ngành liên quan

- Có chính sách cụ thể hỗ trợ bác sĩ và chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài. - Hỗ trợ Bệnh viện đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị máy móc hiện đại.

- Phát động các hoạt động xã hội hóa y tế, thành lập Quỹ hỗ trợ nâng cao chất lượng KCB.

5.3.6. Đối với các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Các bệnh viện ngoài việc cử cán bộ đi học cần có các biện pháp và chế độ để khuyến khích cán bộ y tế đi học tập nâng cao trình độ chuyên nghiệp vụ.

- Tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ và Ban giám đốc bệnh viện trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh nói chung, KCB bằng BHYT nói riêng của bệnh viện;

- Thực hiện tốt nhiệm vụ được quy định tại Quyết định 2151/QĐ-BYT ngày 04/06/2015 của Bộ Y tế, đó là liên tục tổ chức tập huấn nhằm nâng cao hơn nữa kỹ năng, giao tiếp ứng xử, thực hiện tốt Kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh

- Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ chí Minh theo chỉ thị 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị gắn với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng bệnh viện “xanh - sạch - đẹp - an toàn” tạo cảnh quan và cải thiện môi trường làm việc của cán bộ y tế, giúp người bệnh an tâm, thoải mái, thuận tiện khi đến khám, chữa bệnh.

- Tăng cường đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, mua sắm bổ sung một số trang thiết bị y tế hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khám chữa bệnh.

điều trị theo BHYT, giờ khám bệnh, quy trình khám bệnh, đối tượng ưu tiên, sơ đồ khoa, phòng, hòm thư góp ý, đường dây nóng, quyền lợi, nghĩa vụ của người bệnh và nhân viên y tế... để người bệnh dễ quan sát, hiểu rõ hơn quyền lợi được thụ hưởng khi tham gia khám, chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện dịch vụ khám, chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện: Làm thủ tục khám bệnh theo BHYT, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh theo BHYT, bệnh án điện tử, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý, an toàn,…

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình khám bệnh, chữa bệnh theo BHYT để rút ngắn hơn nữa thời gian chờ đợi của người bệnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người bệnh.

- Duy trì thường xuyên việc khảo sát sự hài lòng của người bệnh BHYT để đảm bảo việc đánh giá liên tục sự hài lòng của người bệnh BHYT và xác định được các yếu tố ảnh hưởng. Dữ liệu thu thập được về sự hài lòng người bệnh được BHYT dùng để phục vụ cho việc quản lý, đánh giá, giám sát và xây dựng Kế hoạch cải tiến chất lượng khám chữa bệnh BHYT của bệnh viện.

5.3.7. Đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

- Bệnh nhân và bác sỹ phải cùng chiến tuyến: người bệnh, khi đã lựa chọn cơ sở y tế thì nên tin tưởng y bác sỹ, khi có vấn đề gì cần bình tĩnh, trình bày rõ ràng quan điểm chính đáng để cán bộ y tế hiểu và phục vụ tốt nhất. Không nên có những thái độ và hành vi tiêu cực.

- Hợp tác, trung thực trong việc trả lời các câu hỏi khảo sát, xin ý kiến đánh giá của người bệnh về dịch vụ KCB bằng BHYT của bệnh viện, để giúp các bệnh viện có thể nhìn thấy những điểm mạnh, tìm ra những tồn tại hạn chế cần khắc phục, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng KCB bằng BHYT, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. - Không nên lạm dụng thẻ BHYT để trục lợi quỹ BHYT, góp phần đảm bảo an toàn về quỹ BHYT, giúp quỹ BHYT hoạt động có hiệu quả hơn.

- Thường xuyên nghe các thông tin tuyên truyền về chính sách, chế độ BHYT để có thể hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia BHYT và người bệnh KCB bằng BHYT. Bên cạnh đó có thể chia sẻ thông tin về chính sách, chế độ BHYT về KCB BHYT cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân.

KẾT LUẬN

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục. Do vậy, nghiên cứu chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa cấp thiết. Qua phân tích, luận án đã làm rõ một số nội dung sau đây:

Một là, luận án đã tiến hành tổng quan các mô hình lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT, từ đó xác định được “khoảng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tại các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)