Đối với ngành Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tại các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 157)

5. Bố cục của luận án

5.3.4. Đối với ngành Bảo hiểm xã hội

- BHXH Việt Nam cần cung cấp các giải pháp kỹ thuật để những cơ sở KCB có thể quản lý thông tuyến, khai thác kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ lịch sử khám, chữa bệnh của người bệnh, để tránh tình trạng chỉ định trùng lặp, chỉ định đồng loạt cận lâm sàng và đặc biệt là chỉ định quá mức cần thiết tại các cơ sở y tế...

- BHXH các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở trên địa bàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách BHYT. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa thông tin, kiểm soát được tình trạng lạm dụng quỹ BHYT.

5.3.5. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh và các ban ngành liên quan

- Có chính sách cụ thể hỗ trợ bác sĩ và chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài. - Hỗ trợ Bệnh viện đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị máy móc hiện đại.

- Phát động các hoạt động xã hội hóa y tế, thành lập Quỹ hỗ trợ nâng cao chất lượng KCB.

5.3.6. Đối với các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Các bệnh viện ngoài việc cử cán bộ đi học cần có các biện pháp và chế độ để khuyến khích cán bộ y tế đi học tập nâng cao trình độ chuyên nghiệp vụ.

- Tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ và Ban giám đốc bệnh viện trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh nói chung, KCB bằng BHYT nói riêng của bệnh viện;

- Thực hiện tốt nhiệm vụ được quy định tại Quyết định 2151/QĐ-BYT ngày 04/06/2015 của Bộ Y tế, đó là liên tục tổ chức tập huấn nhằm nâng cao hơn nữa kỹ năng, giao tiếp ứng xử, thực hiện tốt Kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh

- Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ chí Minh theo chỉ thị 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị gắn với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng bệnh viện “xanh - sạch - đẹp - an toàn” tạo cảnh quan và cải thiện môi trường làm việc của cán bộ y tế, giúp người bệnh an tâm, thoải mái, thuận tiện khi đến khám, chữa bệnh.

- Tăng cường đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, mua sắm bổ sung một số trang thiết bị y tế hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khám chữa bệnh.

điều trị theo BHYT, giờ khám bệnh, quy trình khám bệnh, đối tượng ưu tiên, sơ đồ khoa, phòng, hòm thư góp ý, đường dây nóng, quyền lợi, nghĩa vụ của người bệnh và nhân viên y tế... để người bệnh dễ quan sát, hiểu rõ hơn quyền lợi được thụ hưởng khi tham gia khám, chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện dịch vụ khám, chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện: Làm thủ tục khám bệnh theo BHYT, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh theo BHYT, bệnh án điện tử, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý, an toàn,…

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình khám bệnh, chữa bệnh theo BHYT để rút ngắn hơn nữa thời gian chờ đợi của người bệnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người bệnh.

- Duy trì thường xuyên việc khảo sát sự hài lòng của người bệnh BHYT để đảm bảo việc đánh giá liên tục sự hài lòng của người bệnh BHYT và xác định được các yếu tố ảnh hưởng. Dữ liệu thu thập được về sự hài lòng người bệnh được BHYT dùng để phục vụ cho việc quản lý, đánh giá, giám sát và xây dựng Kế hoạch cải tiến chất lượng khám chữa bệnh BHYT của bệnh viện.

5.3.7. Đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

- Bệnh nhân và bác sỹ phải cùng chiến tuyến: người bệnh, khi đã lựa chọn cơ sở y tế thì nên tin tưởng y bác sỹ, khi có vấn đề gì cần bình tĩnh, trình bày rõ ràng quan điểm chính đáng để cán bộ y tế hiểu và phục vụ tốt nhất. Không nên có những thái độ và hành vi tiêu cực.

- Hợp tác, trung thực trong việc trả lời các câu hỏi khảo sát, xin ý kiến đánh giá của người bệnh về dịch vụ KCB bằng BHYT của bệnh viện, để giúp các bệnh viện có thể nhìn thấy những điểm mạnh, tìm ra những tồn tại hạn chế cần khắc phục, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng KCB bằng BHYT, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. - Không nên lạm dụng thẻ BHYT để trục lợi quỹ BHYT, góp phần đảm bảo an toàn về quỹ BHYT, giúp quỹ BHYT hoạt động có hiệu quả hơn.

- Thường xuyên nghe các thông tin tuyên truyền về chính sách, chế độ BHYT để có thể hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia BHYT và người bệnh KCB bằng BHYT. Bên cạnh đó có thể chia sẻ thông tin về chính sách, chế độ BHYT về KCB BHYT cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân.

KẾT LUẬN

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục. Do vậy, nghiên cứu chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa cấp thiết. Qua phân tích, luận án đã làm rõ một số nội dung sau đây:

Một là, luận án đã tiến hành tổng quan các mô hình lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT, từ đó xác định được “khoảng trống” nghiên cứu. Kết quả cho thấy, các tác giả ở cả trong và ngoài nước mới chỉ đánh giá chất lượng KCB chung, trong đó bao hàm cả chất lượng KCB bằng BHYT và KCB dịch vụ, trên thực tế còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT và sự hài lòng của bệnh nhân. Thêm vào đó, chưa có nghiên cứu nào kết hợp giữa đánh giá CLDVKCB bằng BHYT theo quá trình, theo yếu tố cấu thành CLDV và theo cảm nhận thực tê của bệnh nhân, đặc biệt là chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Hai là, luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về: Chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT, các thành phần của chất lượng dịch vụ KCB BHYT, mối quan hệ giữa chất lượng KCB bằng BHYT và sự hài lòng của người bệnh về chất lượng KCB bằng BHYT, các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng về chất lượng KCB bằng BHYT ở các bệnh viện tuyến huyện. Luận án cũng trình bày kinh nghiệm về việc nâng cao chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT tại một số bệnh viện, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT cho các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ba là, luận án đã làm rõ phương pháp nghiên cứu, thể hiện qua các nội dung: xây dựng câu hỏi nghiên cứu; phương pháp tiếp cận và khung phân tích; các giả thuyết nghiên cứu; cách thức thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin; phương pháp phân tích thông tin và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. Luận án sử dụng cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng để đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Bốn là, luận án đã thực hiện một quy trình nghiên cứu chặt chẽ, dựa trên bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ KCB của Bộ y tế và mô hình Donabedian (1988) để đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT thông qua bộ số liệu thứ cấp, kết hợp với đánh giá chất lượng KCB bằng BHYT của đối tượng nghiên cứu: dựa trên một mẫu đại diện bệnh nhân BHYT, đã xây dựng và điều chỉnh thành công các thang đo cho các thành phần chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo thang đo SERVPER.

Chất lượng KCB bằng BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn khá nhiều tồn tại, hạn chế cần khác phục. Kết quả phân tích cũng khẳng định rằng, 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân về CLDV KCB bằng BHYT, ủng hộ tất cả 6 giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Mặc dù nghiên cứu về quan hệ CLDV và sự hài lòng của khách hàng là phổ biến trên thế giới cũng như trong nước và cũng có một vài nghiên cứu về quan hệ chất lượng dịch vụ y tế và sự hài lòng của bệnh nhân tại một số bệnh viên, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên về chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT tại tất cả các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn một tỉnh ở Việt Nam nói chung và đánh giá cụ thể về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng BHYT tại tất cả các bệnh viện tuyến huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên nói riêng, làm cho nghiên cứu này có một ý nghĩa nhất định, mà góp phần củng cố và làm hoàn thiện hơn việc vận dụng lý thuyết về chất lượng dịch vụ vào giải thích sự hài lòng của bệnh nhân. Đề tài cũng mạnh dạn đưa thêm một giả thuyết thứ 6 là “Thủ tục hành chính KCB bằng BHYT” vào mô hình nghiên cứu để đánh giá và kiểm định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến sự hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ KCB, đặc thù là KCB bằng BHYT. Kết quả kiểm định cho biết đây là một nhân tố có tầm quan trọng thứ ba sau nhân tố “tin cậy”.

Luận án đã so sánh sự khác biệt giữa sự hài lòng về chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT theo các yếu tố nhân khẩu học – xã hội học. Kết quả nghiên cứu của luận án có sự tương đồng so với kết quả của một số nghiên cứu đã được tiến hành ở trong nước và trên thế giới, đó là: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc và mức thu nhập do tương thích về phương pháp tiến hành. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của Luận án còn bổ sung thêm một số phát hiện mới về yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB bằng BHYT như: Đối tượng tham gia BHYT, đối tượng hưởng % chi phí KCB BHYT. Những phát hiện này của Luận án góp phần bổ sung thêm cách tiếp cận đa chiều khi áp dụng các Lý thuyết trên trong nghiên cứu các hiện tượng của đời sống xã hội.

Năm là, căn cứ vào quan điểm, định hướng của Nhà nước về nâng cao chất lượng KCB bằng BHYT, quan điểm của tác giả và kết quả phân tích, luận án đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT cũng như sự hài lòng của bệnh nhân BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, trong đó nhấn mạnh đến khía cạnh sự kết hợp hài hòa giữa 3 khía cạnh “con người” “thủ tục hành chính” và “phương tiện” là quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của người bệnh. Với những kết quả này, luận án đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Bên cạnh những vấn đề đã giải quyết được, luận án vẫn tồn tại một số hạn chế cần lưu ý: (i) Luận án cũng chỉ mới tập trung vào đối tượng bệnh nhân KCB theo BHYT mà chưa khảo sát các bệnh nhân KCB theo dịch vụ. Vì vậy, nghiên cứu tương lai có thể có sự so sánh cảm nhận của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT với KCB dịch vụ để từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực hơn, có mô hình hoàn thiện hơn. (ii) Luận án đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng các yếu tố đầu vào, các yếu tố đầu ra và quá trình thông qua bộ số liệu thứ cấp về kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng KCB BHYT của các chuyên gia và đánh giá chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT tiếp cận từ phía khách hàng (người trực tiếp sử dụng, trải nghiệm về dịch vụ KCB bằng BHYT) nhưng chưa trực tiếp khảo sát ý kiến đánh giá về chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT tại địa bàn nghiên cứu từ các nhà quản lý, các cán bộ lãnh đạo và nhân viên y tế. (iii) Hạn chế trong phần nghiên cứu định lương của mô hình sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu trong các công trình trong tương lai. Mô hình tuyến tính sử dụng trong nghiên cứu không phản ánh hết được mối quan hệ tương hỗ phức hợp. Hiện nay, mô hình phương trình cấu trúc (SEM) thường được dùng, trong đó phối hợp được tất cả các kỹ thuật như hồi quy đa biến, phân tích nhân tố và phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các thành tố cho phép kiểm tra mối quan hệ phức hợp trong mô hình. (iv) Việc tham khảo kinh nghiệm về nâng cao CLDV KCB bằng BHYT tại các bệnh viện khác còn hạn chế, chưa tìm được những kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện thuộc địa bàn khác tương đồng về phân tuyến, phân hạng bệnh viện và trình độ phát triển, để từ đó có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cho các các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên một cách phù hợp hơn.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Thu, Bế Hùng Trường (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến số thu quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 03, tr. 25-31.

2. Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Gấm (2019), “Hospital Service Quality of Medical Examination and Treatment with Health Insurance and its Effects on Patient Satisfaction at the district level hospitals in Thai Nguyen Province”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “15th International Conference on Humanities and Social Sciences 2019 (IC- HHUSO 2019)”, Khon Kaen University, Thailand, tr. 1214-1224.

3. Nguyễn Thị Thu, Thạch Văn Chung (2020), “Thực trạng chất lượng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tại các bệnh viện công tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 560, tr.37-39

4. Nguyễn Thị Thu, Trần Thanh Bình (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Cộng đồng, số 35, tr. 32-37.

5. Nguyễn Thị Thu, Dương Huyền Thương (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Cộng đồng, số 6(47), tr. 99- 104.

6. Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Thanh Quý (2019), “Thực trạng các yếu tố cơ sở của

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tại các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)