Đánh giá kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THẢO NGUYÊN (Trang 25 - 26)

Bất kỳ hoạt động nào khi kết thúc chu kỳ thực hiện cũng cần phải đánh giá khách quan, trực thực để làm tiền đề cho việc lập và thực hiện kế hoạch tiếp theo tương tự như vậy, đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ giúp doanh nghiệp có các thông tin cần thiết về nhu cầu khách hàng, về đối thủ cạnh tranh cũng như thực trạng tiêu thụ từng loại sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp trên từng thị trường nhất định. Việc xác định rõ số lượng hay tổng giá trị của từng loại sản phẩm của hàng hoá được tiêu thụ với mục tiêu kế hoạch mà doanh nghiệp đãđề ra người ta sẽ xác định tỷ lệ phần trăm thực hiện kế hoạch tiêu thụ từng loại sản phẩm. Qua đó doanh nghiệp có cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm mục tiêu thúc đẩy được hoạt động tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận cho kỳ sau.

Phân tích đánh giá kết quả tiêu thụ sẽ giúp doanh nghiệp định hươngsx kinh doanh những mặt hàng nào đem lại lợi nhuận cao nhất đồng thời doanh nghiệp có kế hoạch cho việc sản xuất đến đâu tiêu thụ ngay đến đó, không để hàng hoá tồn đọng trong kho nhiều nhưng cũng không gây ra tình trạng khan hiếm hàng hoá. Mỗi doanh nghiệp muốn làm tốt công tác xây dựng kế hoạch cho kỳ sau, cần thiết phải dựa vào số hiệu báo cáo trung thực rút ra từ kết quả hoạt động tiêu thụ.

** Một số chỉ tiêu đánh giá

*Doanh thu tiêu thụ:

DTn =∑PiQi

Trong đó:

Pi: Giá bán một đơn vị sản phẩm i Qi: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm i

*Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ:

*Lợi nhuận được từ tiêu thụ:

L =∑[Q ix ( Pi – Zi – Fi - Ti)]

Trong đó:

L: Lợi nhuận được từ tiêu thụ Qii: Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm i

Zi: Giá thành đơn vị sản phẩm i

Fi: Chi phí lưu thông đơn vị sản phẩm i

Ti: Mức thuế trên một đơn vị sản phẩm hàng hoá i

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong những điều kiện cụ thể nào đó của môi trường kinh doanh. Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng tích cực đồng thời cũng tạo thành những ràng buộc, cưỡng chế đối với doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh có thể tạo ra cơ hội kinh doanh tốt hoặc đem lại những thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THẢO NGUYÊN (Trang 25 - 26)