Chiến lược sản phẩm của công ty

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THẢO NGUYÊN (Trang 49 - 51)

Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần gạch Tuynen số 1 Thừa Thiên Huế

2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

2.2.1.1 Chi ến lược sản phẩm của công ty

Chiến lược sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó là nền tảng, là xương sống của chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trìnhđộ sản xuất cao thì sức cạnh tranh trên thị trường càng lớn và vai trò của chiến lược càng trở nên quan trọng hơn nữa. Nếu doanh nghiệp có một chiến lược tốt thìđồng nghĩa với việc chọn phương pháp đầu tư, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và kinh doanh càng trở nên dễ dàng và tiện lợi. Nếu không có một chiến lược cụ thể và logic thì việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở nên mạo hiểm và có thể dẫn đến những thất bại nặng nề.

Công ty đã chọn gạch xây dựng làm sản phẩm mục tiêu chiến lược để phát triển kinh doanh. Vì sản phẩm gạch xây dựng có những đặc tính nổi bật được sản xuất theo một quy trình chặt chẽ, đảm bảo chất lượng hơn nữa gạch Tuynen là một vật liệu xây dựng thiết yếu của mỗi công trình. Gạch Tuynen có cấu trúc hài hòa, cho phép không khí lưu thông tối đa, luôn tạo sự thoáng mát, luôn tạo sự mát mẻ về mùa hè vàấm áp vào mùa đông.

Khi doanh nghiệp thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì chiến lược thị trường của doanh nghiệp mới bắt đầu phát huy tác dụng. Nếu không có chiến lược sản phẩm thì chiến lược thịtrường chỉ mới dừng lại trên ýđịnh, trên lý thuyết và hoàn toàn không có tác dụng. Hơn nữa việc xây dựng một chiến lược sản phẩm sai lầm, tức là đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ không có nhu cầu hoặc nhu cầu rất nhỏ bé thì dù có giá rẻ đến đâu, quảng cáo tiếp thị có hay đến mấy thì sản phẩm đó cũng không tiêu thụ được. Vì vậy việc xây dựng chiến lược đúng đắn có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Thể hiện qua các mặt sau:

Đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Đảm bảo sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với hàng của doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua việc tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ vàđưa sản phẩm mới vào thị trường. Đảm bảo sựcạnh tranh đượcđối với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Chiến lược sản phẩm cònđảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược tổng thể như:

+ Mục tiêu lợi nhuận: Chiến lược sản phẩm quyết định số lượng và chủng loại sản phẩm, chất lượng và tính năng tác dụng của sản phẩm… là những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được.

+ Mục tiêu thế lực trong kinh doanh: Với một chiến lược sản phẩm đứng đắn, nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận, lợi nhuận thu được ngày càng tăng, thị phần doanh nghiệp nắm giữ ngày càng nhiều…điều này có nghĩa là mục tiêu thế lực trong kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo.

+ Mục tiêu an toàn trong kinh doanh: Một chiến lược đúng đắn đảm bảo cho doanh nghiệp một sự tiêu thụ chắc chắn, tránh được những rủi ro, tổn thất trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THẢO NGUYÊN (Trang 49 - 51)