Đánh giá tình hình thực thực hiện Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 63 - 70)

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ ÁN

2. Phạm vi nghiên cứu

1.3.2. Đánh giá tình hình thực thực hiện Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày

ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam

1.3.2.1. Về vị trí, chức năng:

Tại Điều 1 Nghị định số 01/2016/NĐ-CP quy định: "BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật". Đồng thời, cũng quy định BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về BHXH, của Bộ Y tế về BHYT, của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BHYT. Nghị định số 01/2016/NĐ-CP đã quy định cụ thể, đầy đủ hơn về vai trò, vị trí, chức năng của BHXH Việt Nam, đảm bảo phù hợp với những quy định mới của pháp luật (Luật BHXH số 58/2014/QH13 năm 2014), phù hợp với thực tiễn tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước do Chính phủ giao cho ngành BHXH.

1.3.2.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn:

- Tại Điều 2 Nghị định số 01/2016/NĐ-CP đã quy định BHXH Việt Nam có 31 nhiệm vụ, quyền hạn. Các nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Việt Nam được quy định theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể như:

+ Đề xuất, kiến nghị Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam; trình Thủ tướng Chính phủ chiến

+ Trách nhiệm và quan hệ của BHXH Việt Nam đối với các Bộ quản lý nhà nước;

+ Ban hành các văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục thu, chi, giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN;

+ Tổ chức thu, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; + Quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN;

+ “Kiểm tra thủ tục, chất lượng khám, chữa bệnh BHYT; kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh; kiểm tra, xác định chi phí khám, chữa bệnh BHYT; bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT”, ... Đây là những nhiệm vụ rất quan trọng, được cụ thể hóa từ quy định của Luật BHYT, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và nhân dân.

+ "Tổ chức ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT và đại lý chi các chế độ BHXH, BHTN". đảm bảo phù hợp với thực tiễn quản lý, nâng cao hiệu quả trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

+"Thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHYT, BHTN; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật"; phối hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực BHXH, BHYT; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, ...

+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, quản lý các đối tượng tham gia BHXH, BHYT;

Nhìn chung, những nhiệm vụ này được giao cho BHXH Việt Nam đã giúp BHXH Việt Nam giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ. Đây chính là công cụ pháp lý quan trọng góp phần tạo điều kiện thuận lợi để BHXH Việt Nam phấn đấu, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020 (đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham

gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN; trên 90% dân số tham gia BHYT (Quyết định số 1167/QĐ-TTg)).

1.3.2.3. Về lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động:

a) Điều 3, Điều 4 Nghị định số 01/2016/NĐ-CP đã quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần, cũng như chế độ làm việc của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, qua đó giúp cho Hội đồng quản lý tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và thu, chi, quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam.

b) Tại Điều 5 Nghị định số 01/2016/NĐ-CP cũng quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm, chế độ làm việc của Tổng Giám đốc, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng Giám đốc trong việc đề xuất với Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, cũng như trong thẩm quyền chỉ đạo, điều hành hoạt động của Tổng Giám đốc đối với toàn Ngành để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao. c) Về cơ cấu, số lượng cán bộ quản lý cấp phó của BHXH các cấp được quy định tại Nghị định số 01/2016/NĐ-CP như sau: Ở Trung ương, số lượng Phó Tổng Giám đốc là không quá 05 người; ở cấp tỉnh, số lượng Phó Giám đốc BHXH cấp tỉnh là không quá 03 người, riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội không quá 04 người; ở cấp huyện, số lượng Phó Giám đốc BHXH cấp huyện không quá 03 người. Việc quy định số lượng cán bộ quản lý cấp phó như trên là phù hợp với đặc thù của Ngành, đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý, điều hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

1.3.2.4. Về hệ thống và cơ cấu tổ chức:

a) Về hệ thống tổ chức: Điều 6 Nghị định số 01/2016/NĐ-CP quy định, BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm 3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đều có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

+ Ở Trung ương: Có 24 đơn vị trực thuộc, trong đó 15 tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc và 09 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

+ Ở cấp tỉnh: Có 63 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. + Ở cấp huyện: Có 710 BHXH huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh. BHXH tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Uỷ ban nhân dân tỉnh; BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Uỷ ban nhân dân huyện.

Các quy định về hệ thống và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam tại Nghị định số 01/2016/NĐ-CP là phù hợp; cơ bản đã tạo thuận lợi cho BHXH Việt Nam trong việc phối hợp với các Bộ, ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương để tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT và áp dụng cơ chế tài chính trong hoạt động của Ngành, nhất là công tác quản lý quỹ BHXH, BHYT được tập trung thống nhất trong toàn quốc.

1.3.2.5. Về tinh giản biên chế

Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39- NQ/TW, BHXH Việt Nam đã triển khai như sau: Xây dựng và ban hành Kế hoạch số 3213/KH-BHXH ngày 27/8/2015 về việc tinh giản biên chế của BHXH Việt Nam theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ; Xây dựng và ban hành Đề án Tinh giản biên chế của BHXH Việt Nam kèm theo Quyết định số 138/QĐ-BHXH ngày 27/01/2016. Trong đó, xác định rõ tỷ lệ tinh giản biên chế của từng năm và đến năm 2021 đạt tỷ lệ tối thiểu 10% theo quy định;

Kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế của BHXH Việt Nam

Tổng số người tinh

STT Năm thực hiện tinh giản biên chế và nghỉ Ghi chú giản biên chế hưu đúng tuổi hoặc

thôi việc theo quy định

1 2015 253 2 2016 275 3 2017 285 4 2018 290 5 2019 310 6 2020 325 7 2021 312 Tổng cộng 2.050

Tuy nhiên, với đặc thù của BHXH Việt Nam, việc chi hoạt động của Hệ thống BHXH không thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước. Do đó, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện Đề án tinh giản biên chế đến năm 2030 trên nguyên tắc “Sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh lọc và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp (thay đổi về chất)”.

1.3.2.6. Về xây dựng vị trí việc làm, chính sách tiền lương của ngành BHXH - Việc xây dựng Đề án vị trí việc làm đã được BHXH Việt Nam triển khai từ năm 2011, là đơn vị tiên phong trong các bộ, ngành, cơ quan. Trên cơ sở kết quả Đề án Vị trí việc làm của BHXH Việt Nam, ngày 01/8/2011, Bộ Nội vụ đã có văn bản số 2797/BNV-TCBC về việc xác định vị trí việc làm ngành BHXH, theo

đó đã phê duyệt Danh mục 240 vị trí việc làm ngành BHXH từ Trung ương đến địa phương, đồng thời Bộ Nội vụ ban hành văn bản số 2810/BNV-CCVC ngày 02/8/2011 về việc xác định cơ cấu ngạch công chức, viên chức ngành BHXH.

- Năm 2016, căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về vị trí việc làm và đề nghị của BHXH Việt Nam, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 657/QĐ-BNV ngày 16/4/2016 phê duyệt khung danh mục 119 vị trí việc làm trong hệ thống các cơ quan, tổ chức, đơn vị của BHXH Việt Nam (có ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tối thiểu tương ứng từng vị trí việc làm) và danh mục các vị trí việc làm cụ thể tại 24 đơn vị trực thuộc cơ quan BHXH Việt Nam ở Trung ương; 12 phòng nghiệp vụ thuộc BHXH cấp tỉnh và BHXH cấp huyện, trong đó có: 261 vị trí việc làm tại cơ quan BHXH Việt Nam ở Trung ương; 45 vị trí việc làm tại BHXH cấp tỉnh và 18 vị trí việc làm tại BHXH cấp huyện. Việc Bộ Nội vụ công nhận danh mục vị trí việc làm của BHXH Việt Nam là cơ sở cho việc xây dựng và đổi mới cơ chế quản lý, tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức; nhằm thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức và khu vực dịch vụ công, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý đội ngũ công chức, viên chức ở từng đơn vị. Đồng thời, đây cũng là một giải pháp quan trọng nhằm đổi mới cơ chế tài chính, tiết kiệm chi phí quản lý của Ngành, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Năm 2019, BHXH Việt Nam sẽ rà soát, phê duyệt Danh mục vị trí việc làm theo thẩm quyền được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 phiên họp thường kỳ tháng 9/2016 của Chính phủ làm cơ sở cho việc việc xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo đối với viên chức Ngành BHXH gắn với kết quả hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, độc lập với Ngân sách nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w