Kết quả lấy ý kiến Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 110 - 112)

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ ÁN

2. Phạm vi nghiên cứu

2.4.3. Kết quả lấy ý kiến Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy

Ngày 26/7/2018, Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam đã gửi Công văn số 105-CV/BCSĐ đến Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy trong cả nước xin ý kiến về quan điểm của Tỉnh ủy, Thành ủy đối với việc thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện”.

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 62 Tỉnh ủy, Thành ủy có văn bản đóng góp ý kiến (riêng Tỉnh ủy Gia Lai chưa gửi văn bản trả lời) trong đó đều thống nhất tầm quan trọng và sự cần thiết phải quán triệt, thực hiện các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Quốc hội về chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, cũng đánh giá vai trò quan trọng và hiệu quả tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện trong chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị về chính sách BHXH, BHYT, BHTN, cụ thể:

Thứ nhất, về việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: Trên cơ sở chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT, dự toán quỹ khám, chữa bệnh BHYT được sử dụng theo địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm. Các Tỉnh ủy, Thành ủy đã ban

hành các văn bản chỉ đạo từng cấp ủy, chính quyền địa phương phải quan tâm đến việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; có cơ chế hỗ trợ nguồn kinh phí để người dân tham gia và thụ hưởng chính sách, đưa mục tiêu tỷ lệ bao phủ BHYT vào nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Do đó, kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh (thành phố) hàng năm đều đạt và vượt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Qua thực tiễn tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị đã khẳng định, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quyết định đến kết quả phát triển đối tượng, giải quyết đầy đủ, kịp thời các quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN của nhân dân, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Thứ hai, mô hình bộ máy BHXH cấp tỉnh, cấp huyện phù hợp với thực tiễn là phải gắn với địa giới hành chính để song trùng công tác chỉ đạo của tổ chức đảng, chính quyền địa phương với cơ quan BHXH nhằm phục vụ tốt nhất, thuận tiện nhất cho người tham gia, thụ hưởng chính sách; tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân; nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước.

Thứ ba, qua thực tiễn quản lý và kết quả tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong những năm qua cho thấy hệ thống tổ chức bộ máy Ngành BHXH như hiện nay là phù hợp, vì vậy, trước mắt nên giữ ổn định tổ chức bộ máy ngành BHXH để tập trung thực hiện thực hiện Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012–2020 và Nghị quyết số 28- NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH.

Thứ tư, kết quả tổng hợp ý kiến của các Tỉnh ủy, Thành ủy về việc thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện” như sau:

- Về nghiên cứu sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo khu vực liên tỉnh:

+ 52/62 Tỉnh ủy, Thành ủy (83,9%) đề nghị: Giữ nguyên mô hình tổ chức bộ máy BHXH cấp tỉnh như hiện nay để đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu

của Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

+ 10/62 Tỉnh ủy, Thành ủy (16,1%) đề nghị: Cần nghiên cứu hết sức thận

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w