Về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ngành BHXH

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 75 - 77)

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ ÁN

2. Phạm vi nghiên cứu

1.4.2. Về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ngành BHXH

Nhìn chung, mô hình tổ chức ngành BHXH theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất theo 03 cấp từ Trung ương đến cấp huyện đảm bảo nâng cao được tính hiệu quả trong việc kịp thời phát hiện, ngăn ngừa tình trạng thất thoát, lạm dụng các quỹ bảo hiểm, nhất là đối với quỹ BHYT và quỹ BHTN, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi ngành BHXH đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý tập trung, thống nhất dữ liệu đối tượng tham gia đóng và hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

Việc Chính phủ ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam theo Nghị định số 01/2016/NĐ-CP là công cụ pháp lý quan trọng góp phần tạo điều kiện thuận lợi để BHXH Việt Nam phấn đấu, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý điều hành tập trung, thống nhất của BHXH Việt Nam đối với BHXH địa phương.

Mặt khác, tại các địa phương, BHXH cấp tỉnh, cấp huyện đã tích cực, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh, huyện, nhất là việc triển khai Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020"; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH. Đồng thời, BHXH cấp tỉnh, cấp huyện cũng chủ động phối hợp với các Sở, ngành, phòng, ban của tỉnh, huyện như: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Tuyên giáo, Công an, Thuế, Liên đoàn lao động, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên, ... ký kết nhiều văn bản liên ngành, quy chế phối hợp để triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh, huyện, cũng như để tổ chức thực hiện một số

nhiệm vụ thuộc nội dung quản lý nhà nước như: thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật.

1.4.2.2. Hạn chế, tồn tại:

- BHXH Việt Nam chưa được giao đầy đủ trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN nên việc thanh tra, kiểm tra và thực hiện các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN của BHXH Việt Nam chưa đủ sức răn đe, trong tổ chức thực hiện thì chưa nghiêm, chưa kiên quyết dẫn đến một số đơn vị SDLĐ còn coi thường pháp luật, không chấp hành việc xử phạt, vẫn cố tình nợ đọng kéo dài qua nhiều năm hoặc trục lợi chính sách BHXH, BHYT. Theo quy định của pháp luật, BHXH Việt Nam chỉ có chức năng TTCN về đóng BHXH, BHTN, BHYT còn việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT là kiểm tra. Thực tế, các nội dung nghiệp vụ của ngành BHXH là một hệ thống quản lý lô-gic từ khâu thu đóng đến quản lý, sử dụng quỹ và chi trả cho người thụ hưởng. Vì vậy, việc chỉ thực hiện chức năng thanh tra đóng không gắn với thanh tra công tác chi trả gây khó khăn trong tổ chức thực hiện, hạn chế đến kết quả thanh tra đóng và kết quả kiểm tra chi trả.

- Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam ở Trung ương chưa có đơn vị trực thuộc tương xứng để thực hiện việc tăng cường công tác tư vấn, chăm sóc phục vụ khách hàng đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tăng mức độ hài lòng của người tham gia đối với hệ thống BHXH theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 28- NQ/TW.

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w