II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ ÁN
2. Phạm vi nghiên cứu
1.5.2. Công tác phối hợp của các sở, ban, ngành của địa phương
BHXH các tỉnh, thành phố đã phối hợp tích cực của các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN và tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp thu hồi nợ, kiểm soát chi phí KCB BHYT.
Liên ngành: Công an - Liên đoàn Lao động - Sở Lao động TB&XH - Sở Y tế - Thanh tra tỉnh, thành phố - Cục Thuế - Bảo hiểm xã hội đã ký Kế hoạch phối hợp liên ngành về thực hiện đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp các chế độ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động trên địa bàn tỉnh, thành phố. Hằng năm, BHXH các tỉnh phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh.... thực hiện việc thành lập các đoàn Thanh tra, kiểm tra liên ngành tiến hành Thanh tra - Kiểm tra hằng nghìn đơn vị. Cụ thể: Năm 2016: 4.907 đơn vị; năm 2017: 5.341 đơn vị; tính đến tháng 10/2019: 3.866 đơn vị.
Với Công an tỉnh, thành phố: Công an tỉnh, thành phố đã phối hợp kiểm tra thu hồi tiền nợ BHXH, BHYT đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn. Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu các đơn vị sử dụng lao động, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nợ tiền BHXH, BHYT; thông tin về công tác xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân. Kết nối, chia sẻ, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố do Công an tỉnh, thành phố quản lý để đồng bộ, cấp mã số BHXH.
Với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố: Phối hợp với BHXH tỉnh, thành phố, BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức tư vấn, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, người lao động về chính sách pháp luật BHXH, BHYT. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố đã cử lãnh đạo, chuyên viên tham gia tất cả các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, BHXH, BHYT tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.
Với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì và phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, BHXH tỉnh, thành phố thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, BHXH tại các đơn vị, doanh nghiệp. Tích cực phối hợp trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Với Cục Thuế tỉnh, thành phố: Thường xuyên cung cấp số liệu về doanh nghiệp, kế hoạch thanh tra, kiểm tra để phối hợp trong công tác phát triển đối tượng và thu hồi nợ BHXH, BHYT.
Với Thanh tra tỉnh, thành phố: Xây dựng kế hoạch thanh tra tại các đơn vị nợ đọng tiền BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Với Sở Y tế: Phối hợp giữa BHXH tỉnh, thành phố: Tổ chức giao ban đột xuất, định kỳ quý một lần, sơ kết sáu tháng đầu năm và tổng kết đánh giá thực hiện Luật BHYT hàng năm với các bệnh viện để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thống nhất thực hiện đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân BHYT; tổng hợp thanh toán chi phí KCB theo chế độ BHYT; tổ chức các đoàn giám sát liên ngành thực hiện triển khai luật BHYT, việc thực hiện giải quyết quyền lợi cho người bệnh, kiểm tra sử dụng quỹ BHYT. Giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật BHYT.
Với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan truyền thông: BHXH tỉnh đã tham mưu, phối họp thực hiện triển khai công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật BHXH, BHYT góp phần giáo dục pháp luật, vận động người dân tích cực tham gia BHXH, BHYT bằng nhiều hình thức, hoạt động như tổ chức các hội thu, hội nghị tập huấn, hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp, tại các địa bàn dân cư, trường học... Đồng thời, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh đưa tiêu chí về kết quả thực hiện chế độ chính sách về BHXH, BHYT vào nội dung xét thi đua khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân hằng năm, theo các đợt và theo các chuyên đề.