Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lự cở một số doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 35_ NGUYEN MANH THANG (Trang 50 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1.Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lự cở một số doanh nghiệp

*Kinh nghiệm của công ty Vinamilk: Nhằm làm chủ công nghệ và thiết bị hiện đại, Vinamilk rất chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hàng năm có khoảng 10 sinh viên có kết quả thi tuyển sinh đại học loại khá/giỏi được Công ty tuyển chọn và gửi đi đào tạo tại Liên Bang Nga về ngành chăn nuôi bò sữa. Các Giám đốc Trang trại và Trưởng ban Chăn nuôi, Thú y được Công ty cho đi tham quan thực tế và học tập kinh nghiệm tại các Trang trại chăn nuôi bò sữa tiên tiến ở Mỹ, Australia, Israel, Ầ tại Vinamilk hiện có đội ngũ chuyên môn Ờ kỹ thuật khá, chỉ 26% là lao động phổ thông, 29% có trình độ trung cấp, còn lại đều có bằng Cao đẳng, Đại học và trên Đại học.

Cùng với đào tạo trong nội bộ, hiện nay Vinamilk đang phối hợp với các trường đại học có ngành chăn nuôi Ờ thú y như các trường Đại học Nông lâm TP.Hồ Chắ Minh, Huế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội,Ầ đưa các sinh viên

năm cuối chuyên ngành Bác sỹ thú y/Kỹ sư chăn nuôi đến tham quan thực tập tại các trang trại. Ở đó, Công ty kết hợp tổ chức phỏng vấn tuyển dụng các em có nguyện vọng làm việc lâu dài tại trang trại sau khi tốt nghiệp. Nhờ coi trọng việc đầu tư vào nguồn nhân lực là yếu tố then chốt nên Công ty TNHH Một thành viên Bò sữa Việt Nam có triển vọng thực hiện hiệu quả các chiến lược đầu tư dài hạn đã đề ra.

Vinamilk nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển nhân viên trong vấn đề xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả và tắch cực. Vì thế, Vinamilk dành một phần ngân sách không nhỏ cho các hoạt động đào tạo nhân viên thường niên thông qua các chương trình đào tạo nội bộ và bên ngoài. Vinamilk mong muốn tạo cơ hội và điều kiện tốt nhất cho nhân viên của mình nâng cao kiến thức, phát triển bản thân đồng thời đóng góp cho sự phát triển công ty và cộng đồng.

* Kinh nghiệm của Xắ nghiệp Bánh Mứt Kẹo Hà Nội

Mang tên Xắ nghiệp Bánh Mứt Kẹo Hà Nội từ tháng 8 năm 1964 cho đến ngày hôm nay khi đã được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội - Hanobaco, chúng tôi đã, đang và sẽ luôn khẳng định là một doanh nghiệp có uy tắn hàng đầu trong ngành thực phẩm của Thủ đô.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế thế giới. Xắ nghiệp Bánh Mứt Kẹo Hà Nội đã đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tập hợp lực lượng đông đảo kỹ sư, công nhân lành nghề đáp ứng những chiến lược đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của xắ nghiệp. Cụ thể là Xắ nghiệp Bánh Mứt Kẹo Hà đã đưa ra một số phương pháp đào tạo nguồn nhân lực hiện nay đang phổ biến và thắch hợp với điều kiện công ty như:

Dạy kèm, luân chuyển, đào tạo theo kiểu học nghề, nhờ sự trợ giúp của máy tắnh, mở các lớp dạy nghề và kỹ năng cho công nhân kỹ thuật tại xắ nghiệp hay trong các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, hàng năm xắ nghiệp còn mở

thêm các lớp đào tạo cán bộ chuyên trách, tổ chức thi nâng bậc cho người lao động nhằm khuyến khắch họ phấn đấu hơn trong công việc.

Tạo điều kiện cho mọi cán bộ công nhân trong công ty đi học ở các trường: Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Nông nghiệp, Đại học Công đoàn, ẦHình thức này áp dụng khá phổ biến cho các cán bộ các phòng ban như: phòng kế toán, phòng tổ chức lao động- tiền lương, cán bộ chuyên môn và cán bộ lãnh đạo trong công ty.

Khi công ty diễn ra các chương trình hội nghị, hội thảo có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty sẽ cử người đi học hỏi, thảo luận và nắm bắt các thông tin cần thiết từ đó rút ra những kinh nghiệm, thành phần tham gia chủ yếu là các Giám Đốc, Phó Giám Đốc, trưởng phòng, phó phòng, các phòng ban.

Một phần của tài liệu 35_ NGUYEN MANH THANG (Trang 50 - 52)