Định hướng phát triển của khách sạn trong thời gian tới( 2017-2020).

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp thu hút khách tại khách sạn Hồng hà (Trang 30 - 32)

I.1 Dự báo tình hình phát triển du lịch thế giới và Việt Nam.

Những năm gần đây do tình hình bất ổn và kinh tế khó khăn kéo dài ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới, Tổ chức du lịch thế giới ( UNWTO) cho hay lượng du khách quốc tế năm 2016 đạt hơn 1 tỷ lượt khách, tăng hơn 5% so với năm trước. Và đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 4% trở lên. Đóng góp một phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho nhiều người ở khắp nơi trên thế giới.

Đối với Việt Nam, do được Nhà nước quan tâm một cách đúng mực và xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.Với nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú và đa dạng thì những năm vừa qua du lịch Việt Nam cũng có những sự phát triển nhất định: lượng khách không ngừng tăng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ,có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại ; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi mà Việt Nam có được thì ngành du lịch Việt Nam cũng phải đương đầu với không ít khó khăn như: thị trường du lịch thế giới có nhiều biến động trong khi năng lực cạnh tranh của ngành còn yếu, nhận thức, kiến thức quản lý phát triển du lịch chưa đáp ứng được đúng nhu cầu; cơ chế, chính sách vẫn còn nhiều bất cập; tài nguyên có nguy cơ bị tàn phá, suy thoái nhanh ảnh hưởng lớn đến môi trường du lịch; kết cấu hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ , lạ hậu; các sản phẩm chưa đặc sắc, trùng lập và thiếu tính quy chuẩn;

thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao… Đó là những mặt khó khăn mà ngành du lịch Việt Nam phải đương đầu.

I.2 Dự báo tình hình phát triển du lịch Hà Nội.

Hà Nội là thủ đô hơn 1000 năm tuổi, có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa. Hà Nội đứng đầu về số lượng di tích của Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam ( trong đó có 1164 di tích cấp quốc gia ); Hà Nội hiện là địa phương sở hữu nhiều danh hiệu UNESCO ở Việt Nam nhất. Chính vì vậy mà Hà Nội có thế mạnh và đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và hội thảo. Trung tâm du lịch Hà Nội có vai trò giao thông, nằm ở trọng tâm của tam giác du lịch Ninh Bình- Quảng Ninh- Lào Cai, có vài trò phân phối khách du lịch cho những vùng du lịch trọng điểm này và toàn miền Bắc Việt Nam … Vì vậy, liên tục trong nhiều năm qua Hà Nội là một điểm sang trong nền du lịch của Việt Nam.

Bên cạnh những tài nguyên du lịch dồi dào của thủ đô xong thực tế hệ thống tài nguyên này chưa được quản lý, đầu tư và khai thác hợp lý. Chưa xâu chuỗi các tuyến, tour hấp dẫn để có thể níu kéo du khách ở lại dài ngày. Mặt khác, Hà Nội vẫn chưa xây dựng được một môi trường du lịch thật sự thân thiện, khi vẫn còn hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề, di tích ôi nhiễm, vẫn còn hiện tượng chặt chém về giá và chèo kéo khách. Gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch Hà Nội.

1.3. Định hướng, mục tiêu, kế hoạch phát triển của khách sạn giai đoạn2017- 2020. 2017- 2020.

1.3.1. Mục tiêu tổng quát.

Dựa theo định hướng phát triển du lịch Việt Nam đã trình bày ở trên, luận văn kiến nghị mục tiêu tổng quát để thu hút khách như sau:

- Xây dựng khách sạn Hồng Hà trở thành khách sạn 4 sao, là một trong những điểm dừng chân lý tưởng, uy tín trên thị trường cho khách du lịch.

- Xây dựng khách sạn có đội ngũ cán bộ, nhân viên chất lượng đáp ứng mọi đối tượng khách hàng.

- Áp dụng mọi biện pháp để thu hút khách, phấn đấu công suất sử dụng buồng sẽ đạt trên 70 % tiến tới trên 80% và các năm tiếp theo góp phần phát triển kinh doanh hiệu quả và bền vững.

1.3.2. Mục tiêu kế hoạch cụ thể của khách sạn Hồng Hà.

- Kế hoạch phát triển tổng lượt khách:

Căn cứ vào số lượng buồng của khách sạn là 70 buồng và hệ số sử dụng buồng ở bảng 8 luận văn xác định hệ số sử dụng buồng bình quân hằng năm thời kì 2017-2020 là:

= 0,02

Hệ số sử dụng buồng tăng bình quân hằng năm thời kì 2017-2020 là 0,02 và hệ số sử dụng buồng theo kế hoạch là:

Năm 2017: 0,7+0,02= 0,72 Năm 2020: 0,7+(0,02 x 4 )= 0,8

Vậy kế hoạch tổng lượt khách thời kỳ này là: Năm 2017: = 20.160 lượt khách

Năm 2020: = 22.400 lượt khách

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp thu hút khách tại khách sạn Hồng hà (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w