2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý lợn con
. Đặc điểm về thần kinh và sự điều tiết nhiệt
Cơ thể lợn con phát triển phải chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh, tính thống nhất của cơ thể với ngoại cảnh nhờ vai trò thần kinh (Trương Lăng, 2007[10]).
Tuy nhiên ở lợn con lúc mới sinh các cơ quan đều chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh, do đó lợn con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng. Do chúng chưa thành thục nên cơ quan tiêu hóa cũng dễ bị rối loạn hoạt động và rất dễ bị bệnh (Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [4]).
Hệ thần điều khiển sự cân bằng thân nhiệt của lợn con chưa phát triển đầy đủ, mô mỡ dưới da chưa phát triển và glycogen trong cơ thể còn thấp, da mỏng lông thưa nên chống lạnh kém, dễ nhiễm lạnh và rối loạn hoạt động của cơ quan trong đó có cơ quan tiêu hóa (Lê Văn Tạo, 2007 [15]).
Ở lợn con khả năng điều tiết thân nhiệt chưa ổn định do bộ não lợn phát triển chậm trong hai giai đoạn trong và ngoài thai, diện tích bề mặt quá lớn so với khối lượng cơ thể vì vậy dễ bị ảnh hưởng tác động của môi trường làm giảm sức đề kháng nên lợn con dễ mắc bệnh, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy (Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [4]).
Đặc điểm cơ quan tiêu hóa
Ngay từ lúc sinh ra lợn con đã có khả năng phân giải chất đạm. Đầu tiên là chymosin phân giải kết tủa sữa, khi lợn lớn lên thì pepsin tiến hành phân giải chất đạm. Bộ máy tiêu hóa của lợn con chưa phát triển toàn diện, hệ thống enzyme chưa đầy đủ. Tuy nhiên chức năng tiêu hóa của lợn con sẽ phát triển nhanh và dần hoàn thiện về chức năng tiêu hóa. Lợn con sinh trưởng và phát triển nhanh. Song tuần đầu bị hạn chế do chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện (Trương Lăng, 2007 [10]).
Tiêu hóa ở miệng được thực hiện 3 khâu sau đây: Lấy thức ăn và nước uống.
Nhai, tẩm nhuận với nước bọt. Nuốt thức ăn.
Ở lợn con tách mẹ sớm, hoạt tính amylase nước bọt rất cao ở ngày thứ 14. Tùy loại thức ăn, lượng tiết khác nhau. Thức ăn có phản ứng axit yếu và khô thì nước bọt tiết ra nhiều, thức ăn lỏng thì giảm hoạt lực tiết dịch (Tiền Ngọc Hân, 2009 [5]).
* Tiêu hóa ở dạ dày
Lợn con cai sữa không có axit HCl tự do, sau đó nồng độ axit này mới tăng dần. Độ tiết axit của dịch vị lợn rất thấp nên hoạt hóa pepsinogen kém, trong tháng tuổi đầu dạ dày không tiêu hóa protein thực vật. Ngoài ra tác dụng của axit trong dạ dày là để sát trùng, do không có hoạt tính axit nên sát khuẩn kém, lợn dễ mắc bệnh nhiễm trùng gây ra bệnh tiêu hóa (Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [4]).
*Tiêu hóa ở ruột
Lợn con tiêu hóa ở dạ dày chỉ mới bắt đầu, tiêu hóa ở ruột non mới là chính. Quá trình tiêu hóa ở ruột non rất phức tạp vì dịch ruột, dịch tụy, dịch mật đều đổ vào đây. Sự tiêu hóa ruột non lợn con thời kì đầu rất mạnh do hoạt tính cao của enzyme dịch tụy. Tiêu hóa ruột non nhờ tuyến tụy. Enzyme trypsin trong dịch thủy phân protein thành amino acid. Trong dịch ruột lợn có chứa enzyme tiêu hóa như: Aminopeptidaza, peptidase, enterokinaza, lipaza và amilaza. Dịch ruột tác động tiêu hóa đạt kết quả cao đối với các chất lactose, casein… ở lợn con. Dịch mật xúc tiến tiêu hóa lipid và tăng cường nhu động ruột (Trần Cừ, 1972 [1]).
*Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa
Vi sinh vật có trong dạ dày lợn con tương đối ít, do tác động diệt khuẩn dịch chua của dạ dày. Tuy nhiên trong dạ dày lợn con luôn có sự hiện diện của vi khuẩn làm lên men như trực khuẩn lactic.
trực khuẩn lactic. Lúc động vật chuyển sang thức ăn thì thành phần vi sinh cũng bị thay đổi tùy loại thức ăn nếu thức ăn chứa nhiều gluxit thì số lượng vi khuẩn tạo acid trong ruột phát triển nhanh.
Trong điều kiện bình thường vi sinh vật sống cộng sinh trong đường tiêu hóa của lợn con không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho chúng. Nhưng khi điều kiện sống thay đổi như thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi, vệ sinh chăn nuôi kém…, thì một số vi khuẩn trở thành tác nhân gây bệnh:
Escherichia coli, Clostridium perfringens (Trần Cừ, 1972 [1]).
Miễn dịch ở lợn con
Lợn con chỉ có tính miễn dịch thụ động nhờ bú sữa đầu bởi vì tuần hoàn máu giữa lợn mẹ và thai bị cách ly qua mấy lớp tổ chức, cho nên hạn chế việc chuyển dời kháng thể vào thai (Trần Cừ, 1972 [1).
Sữa đầu chứa nhiều vitamin A, D, B12 gấp 5 lần sữa thường, khoáng gấp 2 lần nên sữa đầu rất quan trọng đối với lợn con, chứa nhiều globulin miễn dịch, vitamin hòa tan trong dầu và cả những chất béo bảo vệ lợn con mới đẻ chống nhiễm bệnh. Hai giờ sau khi sinh lợn con phải bú được sữa đầu giúp hấp thu được nhiều globulin miễn dịch sữa đầu vào máu trong thời gian 24 - 36 giờ (Trương Lăng, 2007 [10]).
Sữa đầu quyết định sức khỏe và sinh trưởng phát triển của đàn lợn con. Sữa đầu giúp tăng sức đề kháng chống lại một số bệnh cho giai đoạn đầu phát triển của lợn con (Lê Minh Hoàng, 2002 [7]).
2.2.1.2. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con
Khái niệm chung
Tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của triệu chứng bệnh lý đặc thù của đường tiêu hóa. Con vật có hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp, tiết dịch.
Tiêu chảy luôn là triệu chứng phổ biến nhất trong đường tiêu hóa, xảy ra mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là gia súc non với biểu hiện là ỉa chảy, mất nước mất chất điện giải, suy kiệt có thể dẫn đến trụy tim mạch.
* Bộ máy tiêu hóa lợn con phát triển chưa hoàn chỉnh
Cấu tạo và chức năng sinh lý các cơ quan của lợn con chưa ổn định, hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống thần kinh đều chưa hoàn thiện, các phản ứng thích nghi và bảo vệ cơ thể còn rất yếu nên lợn con dễ bị ảnh hưởng lớn bởi tác động của các điều kiện ngoại cảnh.
Khả năng tiết HCl của lợn con rất ít, chỉ đủ để hoạt hóa men pepsinogen thành pepsin (men tiêu hóa chất đạm), lượng HCl tự do quá ít, không đủ để làm tăng độ toan của dạ dày, do vậy vi khuẩn bất lợi theo đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày, vào ruột non, phát triển gây tiêu chảy. * Do lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung, mất sữa
Lợn con khi sinh ra thức ăn cung cấp dinh dưỡng chính là nguồn sữa mẹ. Trong mọi trường hợp ảnh hưởng đến lợn nái thì đều ảnh hưởng đến nguồn sữa cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến lợn con. Nếu lợn nái bị viêm vú hoặc mất sữa thì khả năng cho sữa của lợn nái và chất lượng cũng sẽ giảm theo, với nguồn sữa ít ỏi của lợn nái sản xuất sẽ không đủ để nuôi lợn con phát triển bình. Từ đó lợn con còi cọc, chậm lớn, khả năng miễn dịch giảm đồng thời cũng là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây nên tiêu chảy lợn con.
*Do điều kiện ngoại cảnh
Điều kiện ngoại cảnh ở đây bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện về chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại…
Hội chứng tiêu chảy xảy ra thường xuyên hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào giai đoạn chuyển mùa trong năm, hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột.
Khi gia súc bị nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập làm gia súc dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh.
Lợn con khi sinh ra chưa bù đắp được lượng nhiệt mất đi do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Lúc này các yếu tố bất lợi làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển.
Trong các yếu tố về khí hậu thì yếu tố nhiệt độ, độ ẩm là quan trọng nhất. Nhiệt độ 28oC – 30oC, độ ẩm 75 – 80% là thích hợp cho lợn con. Vì
vậy những tháng giao mùa, mưa nhiều, độ ẩm cao nhiệt độ thay đổi thất thường, lợn con mắc bệnh nhiều, có khi tỷ lệ phân trắng lợn con trong đàn 90 – 100%.
Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng chưa hợp lí:
Lợn con thiếu hụt sữa đầu: lợn con phải được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Trong sữa đầu chứa lượng dinh dưỡng quan trọng cho lợn con đồng thời bổ sung lượng kháng thể từ lợn mẹ cho lợn con. Do đó lợn thiếu hụt sữa đầu sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa.
Thiếu sắt: Sắt cần cho lợn con để thành lập hồng cầu, là chất không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Sữa mẹ không cung cấp đủ nguồn sắt mà lợn con cần do vậy cần bổ sung sắt cho lợn con. Thiếu sắt gây thiếu máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy.
Thức ăn, nước uống chất dinh dưỡng không đáp ứng đầy đủ. Có thể thức ăn bị nấm, mốc, ẩm ướt làm cho lợn con bị tiêu chảy do ngộ độc độc tố nấm mốc. Lợn con bị nhiễm lạnh, thiếu vitamin gây rối loạn tiêu hóa, chuồng trại không sạch sẽ, thay đổi khẩu phần ăn đột ngột làm cho lợn con tiết men không kịp...
Không tiêm phòng cho lợn mẹ các bệnh mà lợn con dễ mắc phải như tiêu chảy do E. coli, thương hàn, dịch tả…Lợn mẹ bị bệnh, dinh dưỡng kém, khẩu phần lợn mẹ thay đổi đột ngột, mất sữa hay ít sữa cũng dẫn đến lợn con bị tiêu chảy.
Vệ sinh chuồng trại kém, không sát trùng chuồng trại trước khi lợn sinh, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển và gây bệnh.
Môi trường chuồng trại là nguồn lây nhiễm quan trọng nhất, chuồng trại ẩm ướt, phân nước tiểu không được quét dọn sạch sẽ là môi trường tốt để mầm bệnh cư trú, lợn con sơ sinh có thể nhiễm bệnh từ chuồng đẻ và mang mầm bệnh sang chuồng nuôi cai sữa, quá trình tẩy uế, sát trùng không đủ để cắt đứt chu trình lây bệnh.
Do vi sinh vật (1). Do vi khuẩn
Khi hệ vi sinh vật trong đường ruột của vật nuôi bị phá vỡ cân bằng do tác động của các yếu tố gây bệnh sẽ dẫn đến loạn khuẩn. Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy.
Các tác nhân bệnh tiêu chảy cho lợn ngoài Samonella còn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như: E.coli, Streptococus, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas, trong đó chủ yếu là do E coli, Samonella và Streptococus.
Ecoli khả năng gây bệnh của các loài vi khuẩn đối với lứa tuổi lợn là khác nhau đặc biệt đối với lợn giai đoạn sơ sinh đến cai sữa.
Vi khuẩn yếm khí Clostridium perfringens thường gây bệnh nặng cho
lợn con theo mẹ khoảng 1 tuần tuổi đến cai sữa. (2). Do virus
Virus cũng là tác nhân gây bệnh của gia súc. Sự xuất hiện của virus làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể cấp tính.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các virus như Porcine circo virus Type 2
(PCV2), Rotavirus, TGE, PED, Enterovirus, Parvovirus, Andenovirus có vai trò nhất định gây bệnh tiêu chảy ở lợn con.
(3). Do nấm mốc
Lợn khi ăn phải thức ăn có nấm mốc thường bỏ ăn, thiếu máu, vàng da, tiêu chảy, tiêu chảy có lẫn máu sẽ làm cho lợn con chậm lớn, còi cọc, giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm khác.
*Do kí sinh trùng
Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể sinh trưởng phát triển, cạnh tranh chất dinh dưỡng, di hành, tiết nội, ngoại độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, viêm ruột gây ỉa chảy.
Có nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây tiêu chảy: Cầu trùng (Eimeria.spp, Isospora suis), Crytosporidium, Ascaris suum, Trichuris suis… hoặc một số loài giun tròn khác thuộc lớp Nematoda
Triệu chứng tiêu chảy của lợn
Lợn lúc đầu có thể táo bón, sau đó phân lỏng, tình trạng kéo dài vài ngày hoặc lên tới vài tuần
Lợn gầy nhanh, lông dựng và xù lông, biếng ăn và có khi nôn mửa, da quanh vùng hậu môn và háng có thể đỏ lên, da khô và nhăn nheo
Tiêu chảy ở mức độ nặng con vật mất nước, mất chất điện giải, rối loạn trao đổi chất. Con vật có thể sốt hoặc không sốt, suy nhược, gầy yếu, chết
Phân có thể chảy tự do từ hậu môn xuống sàn, đuôi và keo dính phân. Phân lợn có các màu sắc khác nhau vàng kem hay hơi xanh, trắng hoặc xám. Tùy các nguyên nhân tiêu chảy, cũng có các triệu chứng điển hình cho từng bệnh khác nhau như bệnh tiêu chảy phân trắng phần màu trắng chuyển sang vàng nhạt mùi thối, bệnh hồng lỵ phân có lẫn máu tươi.
Cơ chế sinh bệnh
Sơ đồ 1: Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy ở lợn con
Stress, giảm sức đề kháng Nguyên nhân không do vi sinh vật Thần kinh phó giao cảm bị ức chế Vi sinh vật có hại phát triển Nhiễm trùng
đường ruột Độc tố vi sinh vật Viêm ruột
Kích thích nhu động Giảm nhu động ruột Tiêu chảy Mất nước và chất điện giải Thiếu dinh dưỡng Ngộ độc suy nhược Chết Thức ăn ứ lại
đường tiêu hóa
Do vi sinh vật có hại
Sau khi xâm nhập các oocyst gây nhiễm xâm nhập vào tế bào niêm mạc ruột, tăng sinh và phá vỡ tế bào nhung mao ruột, làm bất dưỡng nhung mao ruột, việc hấp thu chất dinh dưỡng giảm dẫn đến bệnh tiêu chảy.
Bệnh cầu trùng thường làm tổn thương niêm mạc ruột tạo điều kiện cho các vi sinh vật xâm nhập làm cho bệnh càng nặng hơn.
Tiêu chảy là một phản ứng có lợi cho cơ thể, nhằm loại thải những chất độc hại ra khỏi đường tiêu hóa. Tuy nhiên, do sự tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch ở ruột sẽ làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, qua thời gian dài bị tiêu chảy, lợn con mất nước, mất điện giải, máu cô đặc, rối loạn tuần hoàn và trao đổi chất, cuối cùng là chết.
. Phòng trị tiêu chảy cho lợn con
*Phòng bệnh
1, Phòng bệnh bằng vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng
Vấn đề đầu tiên và là vấn đề then chốt nhất phải đảm bảo đàn lợn con được nuôi trong một môi trường được vệ sinh sạch sẽ để hạn chế tối đa môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập. Cần giữ cho chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Thường xuyên quét dọn, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi...
Phải đảm bảo vú của lợn nái sạch, tránh dính phân, nước tiểu tránh ảnh hưởng đến lợn con khi bú.
Đối với lợn con giai đoạn theo mẹ cần hạn chế tối đa tắm và làm tăng ẩm độ chuồng nuôi, mức ẩm độ phù hợp nằm trong khoảng 75 – 80%.
Tăng sức đề kháng bằng cách sử dụng bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin, bổ sung men tiêu hóa kích thích sự tiêu hóa.
2, Phòng bệnh bằng vắc-xin
Sử dụng vắc-xin phòng bệnh nhằm kích thích cơ thể chủ động sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh,
Để đề phòng do Clotridium perfingens ở lợn con có thể sử dụng giải độc tố yếm khí Clotridium perfingens type C để tiêm cho lợn mẹ 2 lần
trong thời kỳ mang thai. Globulin miễn dịch trong sữa đầu giúp phòng bệnh cho lợn con kéo dài đến sau khi cai sữa.
*Điều trị
Để điều trị hội chứng tiêu chảy của gia súc nên tập trung vào 2 khâu: Loại trừ sai sót trong nuôi dưỡng: Loại bỏ thức ăn kém phẩm chất (ôi mốc), chăm sóc nuôi dưỡng tốt, loại bỏ thức ăn không tiêu hóa được đang lên men trong đường ruột,
Khắc phục rối loạn tiêu hóa và chống nhiễm khuẩn - những vi khuẩn