Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi gia súc, tùy theo yếu tố được xem là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng các tên khác nhau như bệnh lợn con phân trắng, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa. Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết. Do đó, trong điều trị hội chứng tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết. Thường thì lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu (Nguyễn Ngọc Minh Tuấn, 2010 [13]).
Để xác định vai trò của vi khuẩn E. coli và Salmonella trong phân lợn mắc hội chứng tiêu chảy, đã tiến hành nghiên cứu ở các tỉnh phía bắc Việt Nam và đã đưa ra kết luận sau: Trong phân lợn bị bệnh hàm lượng vi khuẩn E.coli và Salmonella cao hơn so với lợn bình thường (Tạ Thị Vinh, 1996 [18]).
Đã nghiên cứu đặc tính của vi khuẩn E. coli, Salmonella spp., Clostridium
perfringens gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn con (Phạm Thế Sơn và cs, 2008 [12]).
Kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn E. coli và Salmonella là những
yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp như nghiên cứu này, E. coli có khả năng đóng vai trò “trội” so với Salmonella (Nguyễn
Khi nghiên cứu về vai trò bệnh của E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ 1 đến 60 ngày tuổi, tác giả Trương Quang đã kết luận rằng: 100% mẫu phân của lợn con bị tiêu chảy phân lập được E. coli với số lượng lớn gấp 2,46 - 2,73 lần (ở lợn con 1 đến 21 ngày tuổi) và 1,88 - 2,1 lần (ở lợn 22 đến 60 ngày tuổi) so với lợn không bị tiêu chảy (Trương Quang, Trương Hà Thái, 2007 [11]).
Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn,... Các tác giả đều cho rằng, khi lợn con mắc bệnh tiêu chảy do các tác nhân là vi khuẩn thường làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết.