Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và thực hiện một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, bấm số tai, cắt đuôi và thiến lợn đực. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.8.
Kết quả bảng 4.8 cho thấy trong thời gian thực tập tại trang trại em đã thực hiện được các công việc:
Đỡ đẻ cho 600 con lợn nái, số lợn nái an toàn là 600 con cho tỷ lệ an toàn 100%. Do được hướng dẫn rất cụ thể và được xem trực tiếp qui trình thực hiện nên em đã hoàn thành rất tốt công việc này.
Tiêm lợn con đạt một ngày tuổi, em thực hiện trên 9400 trong đó 9250 lợn con an toàn đạt 98,40%. Một số con lợn do thể trọng đẻ ra nhỏ bé, sức đề kháng quá yếu nên mặc dù đã bổ sung thêm sức đề kháng nhưng vẫn không qua khỏi
Em đã thiến cho tổng số 9800 con lợn đực đạt 4 ngày tuổi trở lên, số con lợn an toàn là 9750 con cho tỷ lệ là 99,49%. Mới đầu do chưa có kinh nghiệm nên một số con lợn có tinh hoàn ẩn em đã phát hiện và thực hiện chưa thật sự tốt
Công việc bấm tai và cắt đuôi em thực hiện trên 13000 con, số lượng lợn an toàn là 13000 con lợn cho tỷ lệ an toàn là 100%. Em thực hiện hai thao tác này cùng với việc thiến.
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện các thao tác kỹ thuật trên đàn lợn nái và lợn con
STT Công việc Số lượng thực hiện (con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) 1 Đỡ lợn đẻ 600 600 100 2 Tiêm lợn con 9400 9250 98,40 3 Thiến lợn đực 9800 9750 99,49 4 Bấm số tai 13000 13000 100 5 Cắt đuôi 13000 13000 100
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu được tại trại Ringstedvej 260, Brorfelde, 4350 Ugerlose, Đan Mạch, em đã rút ra một số kết luận sau:
Tổng số lợn nái và lợn con theo mẹ em trực tiếp chăm sóc lần lượt là 600 con và 9400 con
Trong tổng số 600 lợn nái đẻ thì 103 lợn đẻ bình thường chiếm 17,17% và 497 lợn phải can thiệp chiếm 82,83%.
Theo dõi 60 đàn thì có 14 đàn lợn bị mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh chung là 23,33%. Tổng số lợn là 945 con thì có 120 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 12,70%.
Trong tổng số 120 lợn con mắc bệnh: số lợn chết là 10 con, tỷ lệ 8,33%; bên cạnh đó có 6 con lợn tái nhiễm ở giai đoạn 14 – 21 ngày tuổi. Giai đoạn 1 – 7 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là 2,65% và tỷ lệ chết là 0%; giai đoạn 8 – 14 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là 4,87% và tỷ lệ chết là 8,70%; giai đoạn 15 – 21 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là 5,20% và tỷ lệ chết là 12,24%.
Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của lợn con bị bệnh là: Ủ rũ, giảm bú, bú ít, tiêu chảy phân trắng và phân dính quanh hậu môn là 100%; lông xù chiếm 96,67%; da khô, nhăn nheo chiếm 54,17%.
Hiệu quả của phác đồ điều trị tiêu chảy ở lợn con theo mẹ được sử dụng tại trại (NORAMOX PROLONGA-TUM VET với liều dùng 1 ml/10kgTT, điều trị trong 3– 5 ngày) cho kết quả tốt: Giai đoạn 1 – 7 ngày tuổi, tỷ lệ khỏi là 100%; giai đoạn 8 – 14 ngày tuổi, tỷ lệ khỏi là 91,30%; giai đoạn 15 – 21 ngày tuổi, tỷ lệ khỏi là 87,76%.
5.2. Đề nghị
Trại nên mở rộng quy mô sản xuất và tu dưỡng lại cơ sở vật chất chuồng trại, vật dụng trong chăn nuôi đang sử dụng.
Tiếp tục sử dụng NORAMOX PROLONGA-TUM VET trong điều trị vấn đề bệnh tiêu chảy
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Trần Cừ (1972), Cơ sở sinh lí của việc nuôi dưỡng lợn con, Nxb Nông
Nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
3. Lê Văn Dương (2010), Phân lập xác định vai trò của escherichia coli trong
hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp, Trường
Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. Tiền Ngọc Hân (2009), Sinh lí gia súc, Giáo trình Trường Cao Đẳng
Cộng Đồng Sóc Trăng.
6. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình (2002), “Chế tạo thử nghiệm một chế phẩm sinh học trong phòng trị bệnh tiêu chảy phân trắng lợn con do E. coli và Cl. Perfringens”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, số 1, tr. 19-
28.
7. Lê Minh Hoàng (2002), Kỹ thuật nuôi nái năng suất cao, Nxb Nông
Nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến
động của chúng ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, điều trị thử nghiệm, Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp,
Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
9. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1996), “Kết quả kiểm tra tính kháng sinh
của E. coli phân lập từ lợn con bị phân trắng tại các tỉnh phía Bắc trong 20 năm qua (1975 - 1995)”, Tạp chí KHKT thú y, tập III, số 4/1996.
10. Trương Lăng (2007), Cai sữa sớm ở lợn con, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 11. Trương Quang, Trương Hà Thái (2007), “Biến động của một số vi khuẩn
2 - 4 tháng tuổi”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 14(6), tr. 52-57.
12. Phạm Thế Sơn, Phạm Khắc Hiếu, Cù Hữu Phú, Lê Văn Tạo (2008), “Đặc tính vi khuẩn E. coli, Salmonella, Cl. perfringens gây ra bệnh lợn con tiêu chảy”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 15(1), tr. 73-77.
13. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), Nghiên cứu vai trò của bệnh vi khuẩn Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy lợn con tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường
Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
14. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của escherichia coli
và samonnela spp. trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(3), tr. 318-327.
15. Lê Văn Tạo (2007), Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
16. Phạm Ngọc Thạch (2005), Hội chứng tiêu chảy ở gia súc, Khoa Chăn
nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội.
17. Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân (1997), Kỹ thuật chăn nuôi heo, Nxb
Nông Nghiệp, Tp Hồ Chí Minh.
18. Tạ Thị Vinh (1996), Những biến đổi bệnh lý ở đường ruột trong bệnh phân trắng lợn con, Luận án Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại
học Nông Nghiệp I - Hà Nội.
Tài liệu Tiếng anh
19. Akita E. M., Nakai S. (1993), “Comparison of four purification methods for the production of immunoglobulins from egg laid by hen’s immunological methods”, 2 April 1993, pp 207-214.
20.Byun J. W., Jung B. Y., Kim H. Y., Fairbrother J. M., Lee M. H., Lee W. K. (2013), “Real-time PCR for differentiation of F18 variants among enterotoxigenic and Shiga toxin-producing Escherichia coli from pigletswith diarrhoea and oedema disease”, Vet. J., pp. 538 - 540.
21. Faibrother J.M (1992), Enteric Colibacillosis Diseases of swine. IOWA
22.Purvis G.M. et al (1985), Diseases of the newborn, Vet. Rec, PP. 116- 293.
MỘT SỐ ẢNH THỰC TẬP
Ảnh 3 : Tiêm cho lợn con Ảnh 4: Tủ lạnh bảo quản thuốc
Ảnh 5: Tinh lợn đực Duroc Ảnh 6: Phân lợn con mắc tiêu chảy