Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo đàn và cá thể

Một phần của tài liệu Đánh giá, hội chứng tiêu chảy trên lợn con theo mẹ tại trang trại lợn bredebjergaard svineproduktion aps, đan mạch và biện pháp phòng trị (Trang 43 - 44)

Bệnh tiêu chảy ở lợn con luôn là mối lo ngại lớn nhất của người chăn nuôi. Nó không những làm giảm tăng khối lượng của đàn mà còn gây ra tỷ lệ chết cao nếu không có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời. Do đó, cần phải đặt ra những biện pháp phù hợp để phòng chống, khắc phục hậu thiệt hại hội chứng tiêu chảy ở lợn con gây ra.

Qua quá trình điều tra và nắm được tình hình tiêu chảy lợn con sau cai sữa ở trại chăn nuôi lợn. Từ đó, đưa ra các biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất cho bệnh tiêu chảy một cách hợp lý. Kết quả tình hình lợn con theo mẹ mắc bệnh tiêu chảy được tiến hành giai đoạn 1 đến 21 ngày tuổi ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy theo đàn và theo cá thể

Dãy chuồng Số đàn lợn mắc bệnh Số cá thể mắc bệnh Số đàn theo dõi Số đàn mắc bệnh Tỷ lệ đàn mắc bệnh (%) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 1 30 6 20,00 465 56 12,04 2 30 8 26,67 480 64 13,33 Tổng 60 14 23,33 945 120 12,70

Qua bảng trên cho ta thấy:

Về tỷ lệ nhiễm bệnh theo đàn

chung là 23,33%. Tỷ lệ này khác nhau giữa các dãy chuồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện chăm sóc, mức độ vệ sinh thú y, công tác thú y, ... Do điều kiện mỗi dãy chuồng là khác nhau, điều kiện khí hậu thời kỳ này có nhiều thay đổi nên tỷ lệ lợn mắc bệnh là khá cao.

Dãy chuồng 2 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên cả 2 dãy chuồng trong thời gian điều tra đều có tỷ lệ nhiễm tương đối bệnh cao. Ở dãy chuồng 1 có số đàn mắc là 6 tỷ lệ là 20,00% thấp hơn dãy 2 vì chuồng 2 có thiết kế gầm chuồng thấp nên nền chuồng ẩm ướt hơn so với dãy chuồng 1 với số đàn mắc là 8 có tỷ lệ 26,67%. Công tác vệ sinh ở trong chuồng nhiều khi chưa thật sự tốt, còn chưa có ý thức tốt trong khâu sát trùng trước khi vào chuồng, vệ sinh thú y đặc biệt là khâu quét dọn, phun thuốc sát trùng và giữ ấm cho lợn con sau khi sinh. Đó là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển và gây bệnh trên lợn con.

Về tỷ lệ nhiễm theo cá thể

Lợn nuôi tại 2 dãy chuồng đề có mức độ mắc bệnh tương đối cao. Trong tổng số 945 con có 120 con mắc bệnh chiếm 12,70%. So sánh về tỷ lệ mắc bệnh theo cá thể ở dãy chuồng thấy rằng:

Dãy chuồng 1 có tỷ lệ mắc bệnh 12,04% thấp hơn dãy chuồng 2 là 1,29 %. Trong quá trình theo dõi do điều kiện chăm sóc đôi lúc khác nhau, điều kiện vệ sinh sàn chưa tốt, khử trùng chưa được đảm bảo theo đúng nguyên tắc, cơ hội để phát triển mầm bệnh, dẫn đến sức đề kháng của lợn kém và mắc bệnh.

Tóm lại trong quá trình chăn nuôi lợn trong môi trường không có ánh sáng mặt trời, độ ẩm cao, vệ sinh chuồng trại kém, chuồng trại ẩm ướt làm lợn con bị lạnh, trong điều kiện đó nhiều vi khuẩn có hại tăng lên, làm tăng số lần xâm nhập đường ruột lợn con, thừa lúc lợn con sức yếu khi trời lạnh sẽ làm phát bệnh tiêu chảy.

Một phần của tài liệu Đánh giá, hội chứng tiêu chảy trên lợn con theo mẹ tại trang trại lợn bredebjergaard svineproduktion aps, đan mạch và biện pháp phòng trị (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)