Tính biệt của lợn khác nhau thì có đặc điểm sinh lý khác nhau, do vậy mức độ mẫn cảm với mầm bệnh khác nhau. Nhằm đánh giá tình hình hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con cai sữa ở từng giai đoạn tuổi, em đã tiến hành theo dõi trên những đàn lợn con cai sữa có cùng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Kết quả của điều tra hội chứng tiêu chảy ở lợn con như sau:
Bảng 4.5. Tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc bệnh tiêu chảy theo tính biệt (%) Tính biệt Số lợn theo dõi
(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Đực 587 42 7,16 Cái 358 78 21,80 Tổng 945 120 12,70
Xét về tổng đàn theo dõi thì có 945 con lợn con, trong đó lợn cái là 358 con và lợn đực là 587 con. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở lợn cái là 21,80%; lợn đực là 7,16%.
Từ đó nhận xét tỷ lệ tiêu chảy ở lợn cái cao hơn lợn đực là 14,64%. Nguyên nhân có sự sai khác chênh lệch như vậy có thể là do lợn đực có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn lợn cái. Điều có thể do đặc tính về tính biệt về sức chịu đựng bệnh tật của lợn đực tốt hơn.
Đối với lợn đực thể chất tốt do ngoại hình thần kinh mạnh nên có khả năng thích ứng nhanh với các điều kiện thay đổi của môi trường, các tác nhân gây strees nên mắc bệnh ít hơn lợn cái. Trong khi đó ngược lại với lợn đực thì lợn cái thuộc loại thần kinh yếu hơn lợn đực nên khả năng thích ứng chậm hơn so với lợn đực, nên tỷ lệ nhiễm cao hơn.