Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm.
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Hiệu suất sử dụng tổng TS =
Số vòng quay khoản phải trả =
Tổng tiền hàng mua chịu Giá trị khoản phải trả bình quân
Thời gian một vòng quay khoản phải trả = Thời gian kỳ phân tích Số vòng quay khoản phải trả
(Vòng/kỳ) (Vòng/kỳ) (Ngày/vòng) (HTS) (HPtr) (NPtr)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, chỉ tiêu này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Một doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao thể hiện lợi thế cạnh tranh trong việc kiểm soát chi phí so với các doanh nghiệp khác. Hầu hết các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính đều quan tâm tới chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này giúp ích cho các chủ sở hữu hiện tại cũng như các chủ sỡ hữu tiềm năng đánh giá về khả năng sinh lời, từ đó đánh giá về triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai đồng thời chỉ tiêu này cũng được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm do thể hiện trực tiếp vấn đề kiểm sát chi phí- kết quả của các quyết định quản lí.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Hiệu quả sử dụng tài sản được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt được trên tài sản của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ta có chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Cụ thể, cứ 100 đồng TS bình quân đầu tư tại doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng LNTT hoặc LNST. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ DN sử dụng tài sản càng hiệu quả.
Khi phân tích ROA của một doanh nghiệp, chúng ta có thể đánh giá được vị trí của doanh nghiệp đó đang theo đuổi. Hình 1.1 cho thấy các doanh nghiệp ở nhóm 1 là các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược cạnh tranh nhờ quy mô, các doanh nghiệp này sẽ tăn cường mức sản xuất và tiêu thụ nên sẽ có HTS cao nhưng giá bán sản phẩm có thể thấp nên khả năng sinh lời thấp (ROS thấp). Ngược lại các doanh nghiệp ở nhóm 3 là các doanh nghiệp theo đuổi theo đuổi chính sách giá cao (ROS cao) nhưng mức tiêu thụ có thể không nhiều nên HTS giảm. Các doanh nghiệp ở nhóm 2 là doanh nghiệp giữu vị trí thống trị trong ngành. Các doanh nghiệp này vừa có khả năng sinh lời cao, vừa HTS cao. Đối nghịch với các doanh nghiệp ở nhóm 2, các doanh nghiệp ở nhóm 4 có hiệu quả hoạt động kinh doanh thu thấp trong ngành. Các doanh nghiệp này đang có vấn đề về ROS và HTS. Nếu không có biện phá cải thiện tình hình, các doanh nghiệp nhóm 4 có thể phải rút lui khỏi thị trường.
Doanh thu thuần LNST ROS = ROA = Tổng tài sản bình quân (%) (%) x 100% x 100% LNST
Hình 1.1: ROA trong mối quan hệ với ROS và HTS
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Vì thế chỉ tiêu này được các chủ sở hữu (các nhà đầu tư) đặc biệt quan tâm, do đó các chủ sở hữu khi thuê các nhà quản lí trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh cảu doanh nghiệp thường đưa ra các điều khoản cụ thể yêu cầu duy trì hoặc tăng trưởng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.