Dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề cương chủ nghĩa xã hội khoa học học viện tài chính (Trang 30 - 31)

- Được đề ra trong Đại hội Đảng lần thứ XI đã bổ sung và phát triển năm 2011:

c. Dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn cứ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Người khẳng định: Dân chủ là “Dân là chủ, Dân làm chủ”; “Dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội”. Người cũng khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ tức là nhân dân là người chủ mà chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Người khẳng định: “Dân chủ là mọi quyền hạn thuộc về nhân dân, dân phải thực sự là chủ thể của xã hội và phải được làm chủ một cách toàn diện”.

 Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: “Từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” (1991).

 Trong các kỳ đại hội tiếp theo (ĐH X, XI, XII – 2016), Đảng ta đã khẳng định:

“Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”.

Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người, là một phạm trù chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một phạm trù lịch sử (gắn liền với một giai cấp nào đó, thường mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội)

gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại (không ra đời cùng với sự ra đời của con người, mất đi khi những điều kiện, nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nó mất đi) Trình độ thực hiện dân chủ phụ thuộc vào mức độ tham gia của quần chúng vào công việc nhà nước và xã hội.

Một phần của tài liệu Đề cương chủ nghĩa xã hội khoa học học viện tài chính (Trang 30 - 31)