Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu Đề cương chủ nghĩa xã hội khoa học học viện tài chính (Trang 66 - 69)

1. Những yếu tố tác động đến gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội hội

- Sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: giúp các gia đình năng động hơn để tham gia phát triển kinh tế, giúp mang lại thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình

- Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: các giá trị của gia đình phương Tây xâm nhập vào Việt Nam

- Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

- Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về gia dinh

2. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội* Biến đổi về quy mô, kết cầu của gia đình: * Biến đổi về quy mô, kết cầu của gia đình:

- Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là "gia đình quá độ” trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại.

- Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi.

* Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình:

- Chức năng tái sản xuất ra con người:

+ Với những thành tựu của y học hiện đại, hiện nay việc sinh đẻ được các gia đình tiến hành một cách chủ động, tự giác khi xác định số lượng con cái và thời điểm sinh con.

+ Thể hiện ở việc giảm mức sinh của phụ nữ, giảm số con mong muốn và giảm nhu cầu nhất thiết phải có con trai của các cặp vợ chồng.

- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:

+ Hiện nay, kinh tế gia đình đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

+ Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình tăng lên làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội.

- Chức năng giáo dục (xã hội hóa):

+ Giáo dục gia đình hiện nay phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chính của gia đình cho giáo dục con cái tăng lên.

+ Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế hiện nay, vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng giảm.

+ Hiện tượng trẻ em hư, bỏ học sớm, lang thang, nghiện hút ma túy, mại dâm... cũng cho thấy phần nào sự bât lực của xã hội và sự bế tắc của một số gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm:

+ Trong gia đình Việt Nam hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm đang tăng lên, do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế sang chủ yếu là đơn vị tình cảm.

+ Đặc biệt, trong tương lai gần, khi mà tỷ lệ các gia đình chỉ có một con tăng lên thì đời sống tâm lý - tình cảm của nhiều trẻ em và kể cả người lớn cũng sẽ kém phong phú hơn, do thiếu đi tình cảm về anh, chị em trong cuộc sống gia đình.

* Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình

- Quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng:

+ Trong gia đình Việt Nam hiện nay, không còn một mô hình duy nhất là đàn ông làm chủ gia đình.

+ Đó là mô hình người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình.

- Quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình:

+ Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, quan hệ giữa các thế hệ cũng như các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình cũng không ngừng biến đổi.

+ Những biến đổi trong quan hệ gia đình cho thấy, thách thức lớn nhất đặt ra cho gia đình Việt Nam là mâu thuẫn giữa các thế hệ, do sự khác biệt về tuổi tác, khi cùng chung sống với nhau.

+ Ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng mà trước đây chưa hề hoặc ít có như: bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, ngoại tình, sống thử...

3. Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình - Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.

- Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Gia đình văn hóa là một mỏ hình gia đình tiến bộ, một danh hiệu hay chỉ tiêu mà nhiều gia

đình Việt Nam mong muốn hướng đến. Đó là, gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, khỏe mạnh và hạnh phúc; Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; Thực hiện kế hoạch hóa gia đình; Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu Đề cương chủ nghĩa xã hội khoa học học viện tài chính (Trang 66 - 69)