III. Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân
- Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp vừa đảm bảo tính quy luật phổ biến, vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam
+ Tính quy luật phổ biến (sự thay đổi về cơ cấu kinh tế từ tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ cấu xã hội – giai cấp): Từ cơ cấu xã hội – giai cấp, có đối kháng, đấu tranh giai cấp là chủ yếu (trước năm 1945) , sang cơ cấu xã hội – giai cấp không có đối kháng, liên minh giai cấp, tầng lớp là chủ yếu (sau năm 1945)
+ Tính đặc thù: sự biến đổi đa dạng, phức tạp trong chính nội bộ từng giai cấp.
- Các giai cấp, tầng lớp xã hội ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong xã hội + Giai cấp công nhân: giai cấp lãnh đạo, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến (phương thức cộng sản chủ nghĩa), giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Giai cấp nông nhân: giữ vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững.
+ Đội ngũ trí thức: là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong quá trình hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển nền kinh tế trí thức; là một lực lượng trong khối liên minh. Trí thức bao giờ cũng là trí thức của giai cấp, trí thức chỉ phát huy được sức mạnh của mình khi đi cùng với một giai cấp. Trí thức không đại diện cho một phương thức sản xuất nào trong lịch sứ; không có hệ tư tưởng độc lập -> không phải là một giai cấp.
+ Đội ngũ doanh nhân: nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển bền vững của nền kinh tế, đóng góp rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm.