Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1 Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hộ

Một phần của tài liệu Đề cương chủ nghĩa xã hội khoa học học viện tài chính (Trang 40 - 42)

1. Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội

a. Khái niệm:

- Cơ cấu xã hội: là tổng thể những cộng đồng người cùng toàn bộ các quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng đó tạo nên. Cộng đồng người là sự tập hợp các thành viên của xã hội theo một nguyên tắc nào đó (cộng đồng sản xuất, cộng đồng chính trị, cộng đồng dân cư,…). Quan hệ xã hội là tất các mối quan hệ giữa người với người hình thành trong quá trình của đời sống xã hội. (quan hệ dân tộc, quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ tôn giáo,…)

Dựa trên các tiêu chí khác nhau chia cơ cấu xã hội có nhiều loại hình khác nhau: cơ cấu xã hội – giai cấp, cơ cấu xã hội – dân số, cơ cấu xã hội – dân tộc, cơ cấu xã hội – tôn giáo, cơ cấu xã hội – nghề nghiệp,…

- Cơ cấu xã hội – giai cấp: là tổng thể các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội… giữa các giai cấp và tầng lớp đó.

Đặc điểm của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội: mang tính đa dạng, phức tạp

b. Vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội:

- Cơ cấu xã hội – giai cấp liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước; đến quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý, tổ chức lao động, phân phối thu nhập… trong một hệ thống sản xuất nhất định.

- Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp ảnh hưởng đến sự biến đổi của các loại cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã hội, cũng như tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

 Cơ cấu xã hội – giai cấp là căn cứ cơ bản để xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi xã hội trong từng gia đoạn lịch sử cụ thể.

2. Xu hướng biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội chủ nghĩa xã hội

- Sự xích lại gần nhau từng bước giữa các giai cấp, tầng lớp về mối quan hệ với tư liệu sản xuất.

- Sự xích lại gần nhau về tính chất lao động thể hiện thông qua việc phát triển cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, áp dụng những thành tựu mới vào quá trình phát triển lực lượng sản xuất.

- Xích lại gần nhau về mối quan hệ phân phối tư liệu tiêu dùng giữa các giai cấp, tầng lớp. Xu hướng này diễn ra chủ yếu liên quan đến việc thực hiện ngày càng hoàn thiện nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.

- Sự xích lại gần nhau về tiến bộ trong đời sống tinh thần giữa các giai cấp.

b. Tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội: xã hội:

Một phần của tài liệu Đề cương chủ nghĩa xã hội khoa học học viện tài chính (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)