Giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu Đề cương chủ nghĩa xã hội khoa học học viện tài chính (Trang 57 - 58)

1. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Nguyên nhân kinh tế: mặt trái của kinh tế thị trường là sự phân hóa giàu nghèo, vì lợi nhuận mà buôn bán hàng giả, hàng nhái, vi phạm pháp luật -> tác động tiêu cực đến đời sống con người dẫn đến một bộ phận quần chúng nhân dân có tâm lí thụ động, ý lại, trông chờ vào lực lượng siêu nhiên. Có thể có những yếu tố ngẫu nhiên may rủi giàu lên một cách nhanh chóng, nghèo đi một cách nhanh chóng -> họ không giải thích được vì sao, họ tin là có một lực lượng siêu nhiên nào đó tác động, chi phối

- Nguyên nhân chính trị - xã hội:

+ Một số nguyên tắc trong các tôn giáo có chứa đựng các giá trị đạo đức phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên nó còn có điều kiện để tồn tại

+ Bản thân tôn giáo có khả năng tự biến đổi để đồng hành với dân tộc, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội nhưng khả năng biến đổi của nó rất chậm; nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân

+ Cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay, các thế lực phản động vẫn coi tôn giáo là một chiêu bài để chống phá Đảng và nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Nguyên nhân văn hóa: tôn giáo ở một mức độ nào đó có khả năng đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân bởi vì các tôn giáo lớn có chứa động các giá trị nhân văn, nhân đạo, hướng thiện,… nó giáo dục giá trị văn hóa cho quần chúng nhân dân. - Nguyên nhân nhận thức:

+ Thời kì quá độ trình độ khoa học còn hạn chế nên chưa thể giải thích tất cả các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội tác động, chi phối đời sống con người

+ Trình độ dân trí ở nhiều nơi còn thấp

- Nguyên nhân tâm lí: tôn giáo đã ra đời rất lâu, ăn sâu vào tiềm thức của người dân qua nhiều thế hệ, trở thành lối sống của một bộ phận quần chúng nhân dân.

2. Nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội hội

- Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

- Phát huy mặt tích cực, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo.

- Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tin ngưỡng, tôn giáo.

Một phần của tài liệu Đề cương chủ nghĩa xã hội khoa học học viện tài chính (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)