2.2.5.1. Phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt
Theo Lê Văn Tạo và cs. (1993) [24], vi khuẩn E.coli tồn tại trong môi trường đường tiêu hoá của vật chủ. Khi môi trường quá ô nhiễm do vê ̣sinh chuồng trại kém, nước uống thức ăn bi ̣nhiễm vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bi ̣cảm nhiễmE.coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu vê ̣sinh, chăm sóc có một ý nghĩa to lớn trong phòng bệnh. Trong chăn nuôi, việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều rất cần thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khoẻ mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại.
Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [22], từ 3 - 5 ngày trước dự kiến đẻ, ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất như Crezin 5% hoặc bằng loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ.
Theo Nguyễn Ngọc Phụng (2005) [23], bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nguyên nhân phức tạp. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của đàn lợn.
- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát mùa Hè, ấm áp mùa Đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi được cẩn trọng bằng phương pháp: Phun sút, cọ, rửa sạch các thiết bị chăn nuôi và toàn bộ khu vực chuồng nuôi, nạo vét phân làm sạch đường dẫn chất thải, để khô sau đó phun nước vôi và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản.
Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun khử trùng kỹ (pha dung dịch khử trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch).
Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường.
Cần phun khử trùng 1 - 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun khử trùng xung quanh chuồng nuôi.
- Phòng bệnh bằng vắc - xin
Đang là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Theo Nguyễn Bá Hiên và cs. (2012) [11], vắc - xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền như ARN,
ADN…) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc - xin thế hệ mới, vắc - xin công nghệ gen). Lúc đó, chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng.
Khi đưa vắc - xin vào cơ thể, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc - xin) mới có miễn dịch.
2.2.5.2. Điều trị bệnh
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs. (2012) [11], nguyên tắc để điều trị bệnh là: + Toàn diện: Phải phối hợp giữa hộ lý, dinh dưỡng, dùng thuốc.
+ Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh. + Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng.
+ Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng.
+ Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa cho những gia súc có thể chữa lành.
+ Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì không nên chữa.