- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi: để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại: quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản được áp dụng được áp dụng theo quy trình khuyến cáo của công ty.
Quy trình chăm sóc lợn nái mang thai.
Lợn nái mang thai được nuôi chủ yếu ở chuồng mang thai. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày. Lợn nái mang thai được ăn loại thức ăn theo đúng tiêu chuẩn của công ty, khẩu phần ăn phần theo tuần mang thai, thể trạng, lứa đẻ như sau:
Đối với nái mang thai từ tuần 1 đến tuần mang thai 3 ăn thức ăn với tiêu chuẩn 1,5 - 2kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Đối với nái mang thai từ tuần 4 đến tuần mang thai 15 ăn thức với tiêu chuẩn 2,5 - 3kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Đối với nái mang thai từ tuần 16 trở đi ăn thức ăn với tiêu chuẩn 3,5 - 4kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Ở giai đoạn mang thai lợn nái mang thai sử dụng thức ăn hỗn hợp 002 (thức ăn nội bộ của tập đoàn Masan sản xuất dành cho hệ thống các trại lợn)
Lịch phòng bệnh cho lợn nái
Bảng 3.1. Lịch phòng bệnh cho đàn lợn nái tại trại
Tên bệnh Dịch tả Giả dại LMLM PED, TGE E.coli E.coli
Lịch sát trùng của trại lợn được thực hiện như sau: Bảng 3.2. Lịch sát trùng trại lợn nái Thứ Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
- Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn: để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, chúng em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch rỉ viêm, phân.... ghi chép vào sổ theo dõi hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.