Tình hình mắc bện hở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 53)

Trong thời gian 5 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với cán bộ kỹ thuật của trại. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại.

* Bệnh viêm tử cung lợn

- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu hơi vàng.

- Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái. - Điều trị: dùng các thuốc sau để điều trị: + Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT

+ Oxytocin: 2 ml/con * Bệnh bại liệt

- Triệu chứng:

+ Xuất hiện sau đẻ 2 - 3 ngày, lúc đầu con vật đi lại khó, đi không vững, hay nằm, hai chân sau yếu hơn và mỗi lần đứng lên đều ghì vào thành.

- Chẩn đoán: lợn nái bị bại liệt sau đẻ. - Điều trị:

+ Hằng ngày trở mình cho con vật tránh bầm huyết, hoại tử da tránh kế phát tới viêm phổi và chướng bụng đầy hơi.

+ Tách con con ra trước mới điều trị + Canxi-B12

Điều trị liên tục từ 3 - 5 ngày.

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Tên bệnh

Viêm tử cung

Bại liệt sau sinh 202 5 2,5

Đẻ khó 202 3 1,5

Kết quả bảng 4.6 cho biết, trong 202 con lợn nái theo dõi có 12 con mắc bệnh viêm tử cung, 3 con có hiện tượng đẻ khó và 5 con mắc bệnh bại liệt sau sinh. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm 5,9% kết quả này chưa phải là cao so với nhiều trại nuôi lợn nái khác. Tuy nhiên, nguyên nhân là do trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đẻ khó chiếm 1,5% chủ yếu nguyên nhân là do ngôi thai không thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu. Tỷ lệ lợn nái bị bại liệt sau sinh là 2,5% do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng chưa cung cấp đầy đủ các chất khoáng như: canxi, photpho…

được kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại được trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại

Chỉ tiêu Tên bệnh Bệnh viêm tử cung Bệnh bại liệt Đẻ khó

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: trong 12 con mắc bệnh viêm tử cung điều trị khỏi 12 con đạt tỷ cao so với các bệnh cùng điều trị là 100% do bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó có 5 con mắc bệnh bại liệt sau sinh điều trị khỏi 4 con đạt tỷ lệ là 80% do khi lợn đã mắc bệnh khả năng phục hồi cơ xương rất khó nên khả năng đi lại, vận động kém hoặc mất khả năng vận động dẫn đến bị hoại tử phần tiếp xúc với nền sàn chuồng, nếu để

Đối với viêm tử cung sau đẻ trại dùng Oxytocin liều 2 ml/con để tăng cường co bóp cơ trơn tử cung, sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Kết hợp dùng kháng sinh để điều trị và phòng viêm nhiễm tái phát bằng Vetrimoxin LA với liều lượng là 1 ml/10 kg TT. Điều trị trong 4 ngày.

Với bệnh bại liệt sau sinh trại dùng Canxi - B12 với liều 20 ml/con, tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày kết hợp với kiểm tra thức ăn, hỗ trợ con vật trở mình thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ nền chuồng để tránh chỗ nằm lâu bị thối loét. Những con nái sau quá trình điều trị nhưng không có kết quả tốt trại thường loại thải theo lịch loại thải của công ty, những con chết trại sẽ xử lý theo quy định. Đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

4.5.3. Kết quả chẩn đoán cho đàn lợn con tại tại trại

Trong thời gian từ ngày 27/7/2020 – 3/1/2021 thực tập tại trại, ngoài công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại thì em cũng được tham gia vào công tác chẩn đoán một số bệnh gặp phải ở đàn lợn con. Sau đây là tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại.

Các bệnh mắc ở lợn con tại trại * Hội chứng tiêu chảy ở lợn con

+ Nguyên nhân: Vệ sinh rốn khi cắt rốn không tốt cũng có thể làm cho heo con bị viêm rốn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cơ hội như E. Coli, Salmonella, Clostridium, Staphylococcus,... xâm nhập, dẫn đến tiêu chảy cho heo con. Vệ sinh chuồng trại, đặc biệt là nước uống và thức ăn không tốt. Có thể thức ăn bị nấm, mốc, đặc biệt là những ngày nồm ẩm ướt làm cho heo con bị tiêu chảy do ngộ độc độc tố nấm mốc.

+ Triệu chứng: Phân lỏng màu vàng hay màu trắng đục dính ở hậu môn, hậu môn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu vẹo, chán ăn.

+ Điều trị:

Hội chứng tiêu chảy ở lợn con có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc. Tại trang trại điều trị bằng thuốc sau:

- Enrofloxacin: 1ml/ 20kgTT/ngày/ tiêm bắp . Điều trị liên tục trong 3 – 5 ngày.

* Bệnh viêm khớp - Triệu chứng:

+ Lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên, viêm tấy đỏ ở cổ chân, khớp bàn chân, sờ nắn vào có phản xạ đau.

+ Lợn ăn ít, hơi sốt (40 - 40,5oC). - Chẩn đoán: lợn bị viêm khớp. - Điều trị:

+ Stepen L.A : 1 ml/10 kg P, 1 lần/ngày.

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại Tên bệnh

Hội chứng tiêu chảy Viêm khớp

Kết quả bảng 4.8 cho thấy tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại, trong 2140 lợn con theo dõi thì có 384 lợn con mắc hội chứng tiêu chảy chiếm 17,95%, có 26 lợn con mắc bệnh viêm khớp chiếm 1,21%. Hội chứng tiêu chảy trên lợn con có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường có hai thời kỳ cao điểm là 0 - 5 ngày tuổi và 7 - 14 ngày tuổi, nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (lạnh quá hay nóng quá). Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con.

Vì vậy, việc giữ ấm cho lợn con trong những ngày thời tiết lạnh giá là điều rất cần thiết, bên cạnh đó còn phải cung cấp thức ăn đảm bảo cả số lượng và chất lượng và nước uống đầy đủ cho lợn mẹ giai đoạn nuôi con. Cũng như phải lưu ý đến vấn đề thức ăn tập ăn cho lợn con phải đảm bảo về mặt chất lượng và kỹ thuật tập ăn cho lợn con.

4.5.4. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn con

Sau khi được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn con cùng với cán bộ kỹ thuật trại, giúp em trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn con. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn con được trình bày trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn con

Tên bệnh Tiêu chảy Viêm khớp

Kết quả bảng 4.9 cho thấy trong 384 lợn mắc bệnh tiêu chảy sau khi điều trị có 361 lợn khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 94,01%, số lợn mắc viêm khớp là 26 con, sau khi điều trị khỏi 23 con chiếm 88,46%. Tỷ lệ khỏi bệnh khá cao là do ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì chúng em còn kết hợp với khâu nuôi

4.6. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm đuôi và thiến lợn đực. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện công tác khác trên đàn lợn con

Công việc

Đỡ lợn đẻ Mài nanh Thiến lợn đực Qua bảng 4.10. cho thấy: Trong thời gian thực tập tại trại em đã được trực tiếp thực hiện một số công việc như đỡ lợn đẻ 90 con, mài nanh 832 con, thiến 421 con.

Qua những công việc trên đã giúp em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp em mạnh dạn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao.

* Đỡ đẻ lợn con: kĩ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau - Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.

- Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt. Vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp. - Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn lau khô người lợn, xoa bột good farm cho khô, lợn con phải khô và sạch trước khi cắt dây rốn.

- Cầm lợn con và dây buộc rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn Iod.

- Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35ºC

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

* Thao tác mài nanh, cắt đuôi: lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, bấm tai, cắt đuôi,

*Thiến lợn đực: Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản người ta thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 2 ngày sau khi sinh.

Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 5 tháng thực tập tại trại S2 Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An, em có một số kết luận như sau:

Công tác vệ sinh trong và các khu vực quanh trại đều được thực hiện nghiêm ngặt. Trong chuồng nuôi hằng ngày luôn được vệ sinh sạch sẽ và rắc vôi tiêu độc khử trùng.

Chăm sóc, nuôi dưỡng cho 202 lợn nái giai đoạn 100 – 114 ngày; đỡ đẻ cho 90 lớn nái; trong đó có 92,5% nái đẻ bình thường, có 7,5% nái đẻ khó phải can thiệp và chăm sóc; nuôi dưỡng 2140 lợn con được sinh ra từ 202 lợn mẹ. Số lượng lợn con sinh ra to, khỏe mạnh, giảm số lượng lợn con gầy, ốm yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tỷ lệ lợn bị Viêm tử cung chiểm 5,9%; bại liệt sau sinh 2,5% và đẻ khó 1,5%. Tỷ lệ điều trị khỏi các bệnh chiếm từ 80 – 100%.

Đối với lợn con thường mắc các bệnh về Hội chứng tiêu chảy và viêm khớp. Tỷ lệ điều trị khỏi là 88,46 – 94,01%.

5.2. Đề nghị

Trong thời gian thực tập tại trại em thấy có một số tồn tại cần phải khắc phục, vì vậy em có một số ý kiến đề xuất như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Cán bộ kĩ thuật viên trong trại cần hướng dẫn chu đáo hơn cho công nhân cách phát hiện lợn ốm kịp thời.

- Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Công tác tiêm phòng và vệ sinh phòng bệnh cần thực hiện tốt hơn nữa. - Trong quá trình điều trị các bệnh trên đàn lợn nái cần chú trọng thêm về các công tác biện pháp hỗ trợ, trợ sức, phục hồi sức khỏe cho đàn lợn nái trước, trong và sau khi điều trị để đạt kết quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh lợn nái lợn con - lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

2. Trần Thị Dân (2006), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

3. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng têu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án Tiến sĩ Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2006), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

9. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây hội chứng tiêu chảy ở lợn nái tại 3 tình phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

11. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Võ Trọng Hốt, Nguyễn Thiện (2007), Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại nuôi lợn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 44, 51 - 52.

13. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

19. Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Lê Văn Năm (2013), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w