Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 37 - 39)

Theo Arut Kidcha-orrapin (2006) [42], tại Thái Lan: Hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ. Waller và cs. (2002) [41], cho biết khi lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn so với lợn mẹ không bị viêm.

Theo Kemper và Gerjets (2009) [35], để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người ta thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng: (1) thân nhiệt lợn nái sau đẻ 12 - 48 giờ (nếu > 39,40C thì điều trị dự phòng), sự thay đổi hình dạng tuyến vú, giảm tiết sữa (hoặc mất sữa hoàn toàn), giảm tính thèm ăn (ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn), lượng tế bào soma trong sữa >107/ml, pH sữa > 6,7; tăng hàm lượng các interleukin trong máu (tăng lượng IL-1P, IL-6, IL- 8 và TNFa. (2) các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng MMA: Thời gian mang thai dài (> 116 ngày), thời gian đẻ dài (> 3 giờ), can thiệp bằng dụng cụ sản khoa khi đẻ, nhiều con (> 11con/ổ) nhiễm trùng đường sinh dục, táo bón, sự tăng đàn, chuyển đàn, trong đàn có nhiều nái mới, ảnh hưởng của mùa vụ, thiếu protein thô trong khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn đột ngột, lợn nái thiếu vận động...

Theo Heber và cs. (2010) [33] thì lợn được coi là mắc hội chứng MMA khi có một hoặc bao gồm các biểu hiện sau: Viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có pH > 8, lười vận động, thân nhiệt > 39,40C, viêm vú.

Theo Maes và cs. (2010) [37], MMA được xem như một loại PDS (Postpartum Dysgalactia Syndrome - hội chứng rối loạn tiết sữa sau đẻ lợn nái), có tỷ lệ lưu hành 6,9% trong tổng số 16.450 lợn nái đẻ trong hơn 01 năm tại 31 đàn ở Illinois; trong 27.656 lợn nái đẻ của một nghiên cứu được tiến hành tại bang Missouri có tới 13% nái bị mắc hội chứng MMA; tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo đàn ở Thụy Điển biến động từ 5,5% ở đàn quy mô nhỏ và tới 10,3% ở đàn quy mô lớn.

Theo Ivashkevich và cs. (2011) [34], tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ở Belarus vào khoảng 33,6 - 55,0%.

Preibler và Kemper (2011) [39], nghiên cứu về lợn nái mắc MMA, cho biết có 16,6% bị sốt < 39,50C; 28,8% sốt > 400C, lợn kém ăn, sản lượng sữa giảm hoặc rối loạn tiết sữa.

Theo Martineau (2011) [43], có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: Phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.

Theo Shrestha (2012) [44], hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy...

Theo Kemper và cs. (2013) [36], tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010), có 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ

Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae và Enterococcaceae. Trong đó, E.coli chiếm nhiều hơn cả và những loài này cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 37 - 39)