Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 50 - 51)

4.4.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại... Trong thời gian thực tập em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Sau đây là kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng trong 5 tháng thực tập tại farm của em.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

TT Công việc

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày

2 Phun sát trùng định kỳ trong chuồng trại

Qua bảng 4.4. cho thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong 5 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 95 lần (đạt tỷ lệ 63,33% so với số lần phải vệ sinh trong 5 tháng) vệ sinh chuồng và 92 lần rắc vôi bột đường đi (đạt tỷ lệ 61,33% so với số lần phải rắc vôi chuồng trong 5 tháng tại trại). Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành phun định kỳ 1 lần/ngày, em đã thực hiện được 84 lần đạt tỷ lệ 56%). Nếu những ngày có độ ẩm cao thì việc phun sát trùng hàng ngày sẽ được giảm đi. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 50 - 51)