Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 46 - 48)

Trong thời gian thực tập tại trại, được sự phân công của công ty, em được thực tập tại chuồng lợn nái mang thai giai đoạn chửa kỳ cuối. Kết quả thực hiện được trình bày trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp theo dõi tại trại qua 6 tháng thực tập

(Đơn vị: con)

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Trong thời gian thực tập tại trại, vì trại lợn có quy mô rất lớn, nên em được phân công làm ở một dãy chuồng nhỏ. Trong thời gian thực tập, em đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 202 lợn nái sinh sản và 2140 lợn con được sinh ra từ 202 lợn nái sinh sản.

Từ việc chăm sóc đàn lợn hằng ngày em đã học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản là phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định.

+Cách cho ăn: ăn đúng theo lượng thức ăn trên bảng thức ăn đã được chỉnh sửa theo ngày.

+ Loại thức ăn sử dụng cho lợn nái mang thai là thức ăn hỗn hợp 003 (thức ăn nội bộ của tập đoàn Masan sản xuất dành cho hệ thống các trại lợn)

+ Nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ: trước đẻ 2 ngày lượng thức ăn sẽ giảm dần 0,5kg/con/ngày, sau đẻ lượng thức ăn sẽ tăng dần từ 0,5 - 1

kg/con/ngày tuỳ thuộc vào giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khoẻ, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn…

+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 2 - 2 - 3kg tương ứng.

+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày.

+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức: + Số bữa ăn trên ngày: 2 (sáng và chiều).

+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức ăn/ngày.

- Ngoài ra, em còn học được cách chăm sóc lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, cần chú ý những công việc sau:

+ Lợn con sau khi đẻ 1 ngày tiến hành bấm đuôi, mài nanh, tiêm sắt. + Lợn con 3 ngày tuổi cho uống 1ml bigcox 5% phòng cầu trùng, sát trùng rốn, đuôi.

+ Lợn 3 ngày tiến hành thiến lợn đực, sát trùng vị trí thiến và tiêm kháng sinh amox.

+ Lợn con được từ 3 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ký hiệu là 00-09, cho nhiều lần trong ngày và mỗi lần cho một ít

nhằm kích thích tính thèm ăn, đối với một số đàn chậm lớn có thể trộn thêm sữa bột vào trong cám. Khi đặt máng ăn nên tạo tiếng động để tạo chú ý và cho lợn con tập liếm láp. Lau máng lợn con 2 lần/ngày để loại bỏ thức ăn dư thừa, tránh hiện tượng nấm mốc gây tiêu chảy cho lợn con.

+ Lợn con được cai sữa sớm (3 tuần tuổi) và được cho tập ăn từ 3 ngày tuổi nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con.

+ Giữ chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ từng giai đoạn lợn con (giai đoạn lợn con từ 1 - 7 ngày tuổi, giai đoạn lợn con từ 7 - 14 ngày tuổi và giai đoạn lợn con từ 14 đến 21 ngày tuổi).

+ Mỗi ngày tiến hành kiểm tra thường xuyên sức khỏe của lợn để xử lý nhanh nhất như: tiêu chảy,viêm khớp, thiếu sắt, thiếu sữa, gầy yếu, không đủ ấm... cho lợn uống thuốc kịp thời. Đánh dấu sau khi điều trị cho lợn để theo dõi và kiểm tra dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 46 - 48)