Ch ấn thương và thuốc cấp cứu

Một phần của tài liệu BCKH di chuyển trên web và tìm kiếm các trang web (Trang 39 - 40)

Chấn thương, gồm cả tai nạn giao thông, là vấn đề y tế công cộng cơ bản ở Việt Nam. Đây là một số nguồn thông tin tốt- không chỉ về điều trị mà còn về chính sách và phòng ngừa. các tư liệu liên quan khác có thể được tìm thấy trong các phần về phục hồi chức năng và điều trị của chương này.

Các nguồn tin phòng ngừa chấn thương từ WHO

http://www.who.int/violence_injury_prevention/en/ (VIP)

http://www.who.int/violence_injury_prevention/publications/en/index.html

Tại WHO, tài liệu về chấn thương được sản xuất bởi VIP (Violence and Injury Prevention). Bên trên là đường dẫn trực tiếp tới trang ‘Publications and resources’ của VIP. Tài liệu tại đây được liệt kê theo lĩnh vực, trong đó có bạo lực, tai nạn giao thông đường phố, chấn thương trẻ em, và các chủ đề chấn thương khác. Lưu ý rằng tài liệu không chỉ gồm các báo cáo toàn văn mà còn có cả các áp phích, fact sheets có thể được sử dụng trong các hoạt động giáo dục và tuyên truyền.

Nếu bạn nhấp vào ‘Other injury topics’ bạn sẽ tìm thấy ba ấn phẩm toàn văn, bao gồm

Injury: A leading cause of the global burden of disease; A WHO plan for burn prevention and care, The injury chartbook, cung cấp tổng quan về tử vong và sự hoành hoành của chấn thương thông qua các bảng và biểu đồ. Nếu nháy chuột vào ‘Road traffic injuries’ trên trang ấn phẩm, bạn sẽ tìm được khoảng 20 báo cáo và hướng dẫn về các chủ đề như mũ bảo hiểm, uống rượu bia và lái xe, trẻ em tham gia giao thông, cũng như tài liệu tập huấn về phòng ngừa tai nạn giao thông.

Chấn thương và thuốc cấp cứu tại eMedicine

http://emedicine.medscape.com/trauma

http://emedicine.medscape.com/emergency_medicine

Cũng như với các vấn đề lâm sàng khác, eMedicine tại Medscape cung cấp các thông tin tin cậy và dễ truy cập về chấn thương và thuốc cấp cứu. Có khoảng 200 chủ đề trong ‘Trauma’. Chúng được nhóm thành chấn thương bụng, chấn thương ngực, mất máu, chấn thương đầu và cổ, quản lý chấn thương đa cơ quan, mang thai và nhi khoa, các chấn thương đặc biệt (vết cắn, bỏng, ngạt khói…) và quản lý chấn thương. Lạm dụng, tấn công tình dục, thương tích do điện và bom mìn, vết thương và các dạng gãy xương cũng được đề cập.

Phần thuốc cấp cứu thậm chí còn phong phú hơn, gồm khoảng 1000 chủ đề. Một số đã được đưa trong phần ‘Trauma’, nhưng nhiều chủ đề chưa. Các mục chủ đề bao gồm: nhi, sản phụ khoa, dị ứng, tim mạch, thần kinh, phổi, môi trường, bệnh truyền nhiễm, độc chất, chấn thương và chỉnh hình, hóa học, sinh học và chiến tranh hạt nhân.

Các tạp chí điện tử miễn phí

http://www.freemedicaljournals.com

FreeMedicalJournals hiện liệt kê 14 tạp chí về chấn thương và 14 về thuốc cấp cứu. Các ví dụ bao gồm Scandinavian journal of trauma, resuscitation and emergency medicine,

Injury prevention, Journal of orthopaedics and traumatology, Journal of trauma management and outcomes, Academic emergency medicine, archives of emergency medicine, Emergency medicine journal, Journal of accident and emergency medicine, Journal of emergencies, shock, and trauma, and Journal of burns and wounds.

115

Sách điện tử miễn phí về on emergency medicine and traumatology

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books

Bookshelf tại NLM hiện nay có một số sách về điều trị chấn thương và căng thẳng sau chấn thương. Nhiều cuốn trong số này tập trung vào chấn thương não. Nhấp chuột vào ‘browse’ và sau đó vào các mục có từ ‘trauma’ trong nhan đề.

Một phần của tài liệu BCKH di chuyển trên web và tìm kiếm các trang web (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)