Đạo đức trong nghiên cứu và xuất bản

Một phần của tài liệu BCKH di chuyển trên web và tìm kiếm các trang web (Trang 81 - 85)

Các vấn đề đạo đức xuất hiện nhiều trong y tế và y khoa. Các quyết định đạo đức phải được đưa ra trên cơ sở cân nhắc tới chính sách, tài chính, tính công bằng, giới, và các lựa chọn điều trị. Một số câu hỏi đạo đức gắn liền với mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân, giữa các đồng nghiệp chuyên môn, giữa các nhân viên y tế với các thực thể như các cơ quan điều tiết và các công ty dược. Tuy nhiên các câu hỏi khác đặc biệt tập trung vào đạo đực của nghiên cứu và đạo đức của ấn phẩm nghiên cứu.

Những liên kết trong các trang sau dẫn tới những cuốn sách, chỉ dẫn thực hành, và các hướng dẫn quốc tế về những vấn đề này.

Đạo đức trong nghiên cứu khoa học

http://www.nap.edu/catalog.php?record_id=12192

National Academies Press đã xuất bản một cuốn sách có nhan đềOn being a scientist: A guide to responsible conduct in research, có dạng pdf tải được về miễn phí từ địa chỉ trên đây.

Các nguồn của WHO về đạo đức trong nghiên cứu y tế

http://www.who.int/ethics/publications/en/ (WHO ethics and health publications) http://www.who.int/ethics/research/en/ (Ethical standard for research)

157

http://www.who.int/rpc/research_ethics/guidelines/en/index.html (WHO RPC)

Liên kết đầu tiên trên đây dẫn tới danh sách các xuất bản phẩm về đạo đức có từ chương trình của WHO về đạo đức và y tế; một số trong đó đề cập tới các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.

Liên kết thứ hai dẫn tới trang của WHO ‘Ethical standards and procedures for research with human beings’. Trang này cung cấp truy cập tới một số lượng lớn các hướng dẫn, cả tại WHO và tại các tổ chức khác. Chúng bao gồm các hướng dẫn hoạt động cho các ủy ban đạo đức chuyên xem xét các nghiên cứu y sinh học, các hướng dẫn nghiên cứu, cân nhắc đạo đức trong thử nghiệm phòng chống HIV y sinh học,…

Liên kết thứ ba dẫn tới trang WHO cung cấp lời khuyên thực hành về cách phát triển các đề xuất nghiên cứu đáp ứng yêu cầu cuả ủy ban rà soát về đạo đức.

Các nguồn tin tại WMA và CIOMS

http://www.wma.net/en/30publications/30ethicsmanual/index.html (Chỉ dẫn thực hành) http://www.wma.net/en/30publications/10policies/b3/index.html (Tuyên bố Helsinki) http://www.cioms.ch/publications/guidelines/guidelines_nov_2002_blurb.htm (CIOMS) Hội Y khoa thế giới (World Medical Association) đã đưa ra một chỉ dẫn thực hành về đạo đức y tế, bao gồm đạo đức trong nghiên cứu y tế. Cuộn xuống cuối trang để tải chương về nghiên cứu y tế hoặc toàn bộ cuốn chỉ dẫn.

Trang WMA cũng là nơi tốt nhất để lấy được bản cập nhật nhất của Tuyên bố Helsinki của WMA: Ethical principles for medical research involving human subjects. Một tuyên bố cơ bản khác, International ethical guidelines for biomedical research involving human subjects, có trực tuyến tại CIOMS (Council for International Organizations of Medical Sciences).

Các nguồn tin về đạo đức xuất bản

http://publicationethics.org/ (Committee on Publication Ethics/COPE) http://www.wame.org (World Association of Medical Editors)

http://www.blackwellpublishing.com/Publicationethics/ (Hướng dẫn Blackwell)

http://www.icmje.org/update_sponsor.html (ICMJE statement on sponsorship and more) Việc xuất bản các nghiên cứu có nhiều vấn đề cần cân nhắc về đạo đức. Committee on Publication Ethics có một trang web hay, bao quát nhiều vấn đề. Mặc dù các tài liệu COPE trước hết hướng đến các nhà biên tập và xuất bản tạp chí, một số cũng vẫn nằm trong phạm vi quan tâm của các nhà nghiên cứu. Một ví dụ là văn bản về xử lý tranh chấp quyền tác giả. Để vào hướng dẫn này, hãy xem bên trái của trang chủ, tìm ‘Resources’ và sau đó là ‘Guidelines’.

158

Trang World Association of Medical Editors tương tự cũng tập trung vào hướng dẫn cho các nhà biên tập, nhưng tài liệu ở đây cung cấp phần giới thiệu tuyệt vời cho đạo đức nghiên cứu. Cuốn ‘Publication ethics policies for medical journals’ của WAME có thể được tìm thấy bằng cách nhấp chuột vào ‘resources’. Các chính sách bao quát nhiều chủ đề liên quan tới các nhà nghiên cứu, bao gồm thiết kế nghiên cứu, các vấn đề tác quyền, xung đột quyền lợi, thẩm định, các quyết định biên tập, ấn phẩm gốc và ấn phẩm trước xuất bản, đạo văn và cáo buộc có thể có.

Blackwell Publishing cung cấp những hướng dẫn thực hành tốt nhất về đạo đức xuất bản, có trực tuyến tại trang của Blackwell. Văn bản này, cũng như những văn bản được mô tả bên trên, chủ yếu dành cho các nhà biên tập, nhưng hầu hết các chủ đề thuộc quan tâm của các nhà nghiên cứu, ví dụ như tính công khai, hành vi nghiên cứu sai lệch, bảo vệ quyền lợi người tham gia/đối tượng nghiên cứu, ấn phẩm lặp lại, và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. International Committee of Medical Journal Editors cũng có một tuyên bố liên quan tới bảo trợ, quyền tác giả và trách nhiệm, bao quát nhiều chủ đề tương tự, và có thể truy cập tại địa chỉ ICMJE bên trên.

Các nguồn hàn lâm về tránh đạo văn

http://wpacouncil.org/node/9 http://www.ldu.leeds.ac.uk/plagiarism/index.php http://www.unc.edu/depts/wcweb/handouts/plagiarism.html http://guides.library.ualberta.ca/content.php?pid=62200&sid=457651 http://owl.english.purdue.edu/owl/resource/589/01/ http://www.writing.utoronto.ca/advice/using-sources/how-not-to-plagiarize http://www.library.uq.edu.au/training/plagiarism.html http://www.kent.ac.uk/uelt/ai/students/avoidingplagiarism.html http://www.lc.unsw.edu.au/onlib/plag.html

Đạo văn là vấn đề nghiêm trọng trong thế giới hàn lâm và xuất bản. Sinh viên đại học và sau đại học bị phát hiện đạo văn có thể sẽ bị đuổi khỏi trường và/hoặc bị tước bằng. Những qui định tương tự như vậy cũng áp dụng đối với các nhà nghiên cứu. Những nhà chuyên môn đã có công trình nghiên cứu xuất sắc nhưng ai bị phát hiện đạo văn trong một bài báo báo cáo nghiên cứu đó có thể gặp phải rắc rối lớn và thậm chí có thể mất chức. Chắc chắn là có một số đối tượng đạo văn có chủ đích, hi vọng là họ có thể tránh xa được thói xấu đó. Nhưng đáng buồn là những trường hợp sinh viên và nhà nghiên cứu vướng phải đạo văn một cách vô tình chỉ vì không nắm được các quy định.

Ở nhiều nước, các trường đại học và thậm chí các công ty xuất bản sử dụng những công cụ tìm kiếm đặc biệt để kiểm tra xem một văn bản có đoạn nào đạo văn không. Những hệ thống này có thể tìm kiếm trong không chỉ các bài báo, sách điện tử, tài liệu xám trực tuyến, mà còn cả qua các bài tập nộp dạng điện tử của sinh viên, lưu trữ của luận án, luận văn và bản thảo.

Hầu hết các trường đại học ở các nước có thu nhập cao hơn đều có những trang web về cách trách đạo văn. Bên trên cung cấp một số chọn lọc các trang như vậy.

Các nguồn tin về bản quyền và các vấn đề lưu trữ

http://www.sherpa.ac.uk/index.html

Khi các nhà nghiên cứu đã hoàn tất thành công và xuất bản nghiên cứu, họ còn phải dính dáng tới một loạt các vấn đề đạo đức khác liên quan tới bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ và việc phổ biến các kết quả nghiên cứu. Khi một bài báo được xuất bản, liệu nhà xuất bản

159

có phải là nguồn duy nhất cung cấp các bản sao không? Có phải cá nhân các độc giả chỉ có thể truy cập bài báo qua đặt mua của cá nhân hoặc qua các chương trình truy cập như HINARI hay không? Hay có những cách khác để phổ biến thông tin không? Liệu các tác giả có thể đưa một bản sao lên trang chủ của chính họ hoặc nộp một bản vào kho lưu trữ truy cập mở? Họ có bị buộc phải làm vậy không?

Một trang tên là SHERPA ở Anh sẽ giúp các nhà nghiên cứu trả lời những câu hỏi này. Một trong các nguồn có tại SHERPA là ROMEO, một cơ sở dữ liệu liên quan tới các chính sách của các nhà xuất bản về bản quyền và tự lưu trữ. Một nguồn thông tin khác là cơ sở dữ liệu JULIET, cung cấp những thông tin chính sách tương tự về các chính sách lưu trữ và yêu cầu của các nhà tài trợ nghiên cứu.

160

Một phần của tài liệu BCKH di chuyển trên web và tìm kiếm các trang web (Trang 81 - 85)