Định dạng đĩa
- Right_Click vào tên của ổ đĩa (có thể USB hoặc đĩa cứng) cần định dạng, sau đó chọn lệnh Format (hình 5.3)
- Nếu muốn đặt tên cho đĩa thì nhập tên mới vào mục Volume label, muốnđịnhdạng nhanh (chỉ xóa dữ liệu) thì chọn mục Quick Format, tại mục File system, chọn là FAT32 hoặc NTFS đối với những ổ đĩa có dung lượnglớn.
Hình 5.3: Định dạng ổ đĩa
Chú ý: dữ liệu trong đĩa sẽ bị xóa hoàn toàn, không thể phục hồi được. Hiển thị thông tin của đĩa
Right_Click vào tên của ổ đĩa cần hiển thị thông tin, chọn mục Properties.
- Lớp General: cho biết dung lượng đĩa (Capacity), đã sử dụng bao nhiêu (Used space), còn lại bao nhiêu (Free space).
- Lớp Tools: cung cấp một số công cụ kiểm tra đĩa (Error-checking), tạo đĩadự phòng (Backup), chống phân mảnh đĩa (Defragment).
- Lớp Sharing: cho phép đặt cách thức chia sẻ t - Tài nguyên có trên đĩa (với máy tính có nốimạng).
BÀI TẬP
Mở cửa sổ File Explorer, thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Cho biết máy tính có bao nhiêu ổ đĩa ? bao nhiêu đĩa CD/DVD? Câu 2. Chọn ổ đĩa C cho biết các thông tin sau:
- Cho biết tên ổ đĩa.
- Tổng dung lượng của ổ đĩa. Dung lượng còn trống. Câu 3. Cho biết trong thư mục C:\Windows:
- Có bao nhiêu tập tin? Có bao nhiêu thư mục?
- Tổng dung lượng của các tập tin và thư mục trong thư mục Windows?
- Mở thư mục C:\Windows làm thư mục hiện hành, thay đổi các kiểu hiển thị và cho nhận xét:
Extra large icons Small icons List
Details
- Chọn chế độ hiển thị Details và sắp xếp các tập tin thư mục theo: Date create tăng dần
Size giảm dần
- Mở thư mục C:\ làm thư mục hiện hành
Có bao nhiêu tập tin và thư mục trong C:\
Bỏ chọn mục Hidden items, cho biết số lượng tập tin và thư mục trong C:\
Bỏ chọn File name extensions và cho nhận xét. Câu 4. Tạo lối tắt (Shortcut):
- Mở cửa sổ File Explorer, di chuyển tới thư mục C:\Windows\System32
- Right_Click vào tập tin SnippingTool.exe, click chọn Send to, chọn Desktop (create shortcut) để tạo lối tắt cho công cụ chụp ảnh màn hình Snipping.
- Tương tự, tiến hành tạo lối tắt cho các chương trình ứng dụng vẽ mspaint.exe trong thư mục C:\Windows\System32.
- Right_Click vào lối tắt mspaint.exe, chọn lệnh Properties. Click vào hộp thoại Shortcut key và nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+H.
- Gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+H và nhận xét.
Câu 5. Tạo cây thư mục như hình bên, sau đó thực hiện: - Tạo 01 thư mục STT_HO VA TEN_4 SỐ MASV_507QT
- Tạo 3 File: 1 File word, 1 File excel, 1File powerpoint trong thư mục trên, các File có tên “Số Máy_Ho va ten_Mã SV (4 số cuối)”
Câu 6. Sử dụng chương trình hỗ trợ tiếng Việt: Vietkey, Unikey. Thay đổi bảng mã, Font chữ, kiểu gõ (Telex, Vni), chế độ gõ (Việt, Anh, Pháp, ...), mở ứng dụng Microsoft Word theo tác gõ các chế độ bảng mã.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ PHẦN MỀM TIỆN ÍCH 4.1. Phần mềm nén dữ liệu WinRar
4.1.1. Giới thiệu
Giả sử bạn muốn gởi nhiều tập tin và thư mục tới địa chỉ email của một người, nhưng bạn không muốn gởi các tập tin và thư mục riêng biệt. Bạn có thể thực hiện bằng cách nén các tập tin và thư mục lại thành một tập tin nén và gởi tới người nhận. Người nhận có thể giải nén tập tin nén này để nhận các tập tin và thưmục ban đầu. WinRar là một chương trình nén dữ liệu và giải nén thông dụng hiện nay. WinRar hỗ trợ rất nhiều định dạng nén khác nhau: RAR, ZIP, CAB, ARJ, …. WinRAR còn có thêm tính năng tạo file nén thực thi (Self-extracting), file này có thể giải nén dữ liệu ở các máy không cài đặt chương trình giải nén. Ngoài ra, WinRar cho phép người dùng cắt file nén ra nhiềuphần và đặtmậtkhẩuđể bảovệ tính riêng tư cho file nén.
4.1.2. Sử dụng WinRar
Khởi động WinRar
Bạn khởi độngứng dụng WinRar từ menu Start. Ngoài ra, do WinRar được tích hợp vào trong Windows nên bạn có thể sử dụng trực tiếp các lệnh nén/giải nén dữ liệu của Winrar mà không cần khởi động trước ứng dụng WinRar. Ví dụ trong cửa sổ File Explorer. Bạn có thể thực hiện các chức năng nén hoặc giải nén của Winrar bằng cách Right_Click chuột vào các tập tin hoặc thư mục muốn nén.
Tạo tập tin nén thông thường
Thực hiện các bước sau:
- Click chọn các tập tin và thư mục muốn nén.
- Right_Click và các tập tin và thư mục, chọn Add to archive… (hình 6.1)
Hình 6.1: Nén dữ liệu trong cửasổ File Explorer
- Nhập tên tập tin nén vào hộp thoại Archive name, sau đó click và nút Browse để chọn thư mục chứa tập tin nén.
- Click chọn OK để tạo tập tin nén.
Các tùy chọn trong cửa sổ nén WinRar
Cắt file nén ra làm nhiều files nhỏ
Nếu tập tin nén có kích thước quá lớn, bạn có thể chia tập tin nén ra làm nhiềutập tin có kích thước nhỏ hơn. Các files nhỏ này có thể đượcgộp lạitrở lại thành tập tin nén ban đầu. Điều này tiện dụng khi bạnmuốn chép file nén ra đĩaUSB hoặc gởi file qua email. Bạn có thểchọn cách tách file bằng cáchchọn Split to volumes, size (hình 6.2). Sau đó chọn kích thướcmỗitập tin sau khi tách ra. Chú ý: WinRar sẽ tách file nén tạo thành các file *.part1, *.part2…
Hình 6.2: Cửa sổ nén WinRar Tạo tập tin nén thực thi (Self Extracing File - SFX)
Chức năng này cho phép tạo một tập tin nén thực thi, đây là tập tin có thể tự giải nén mà không cần có chương trình WinRar. Bạn có thể tạo file nén thực thi bằng cách nhấn chọn “Create SFX archive” ở Archiving options của lớp General (hình 6.2)
Đặt Password cho tập tin nén
Đểtăng tính bảomật cho tập tin nén, WinRar cho phép bạnđặtmật mã giải nén bằng cách chọnlớpAdvanced và click chuột vào nút Set password …, sau này nếu người dùng muốn giải nén thì phải nhập đúngmật mã.
Giải nén tập tin nén
Nội dung của tập tin nén được chứa tại thư mục hiện hành
Bạn có thểgiải nén tập tin nén mà nội dung củatập tin nén đượcchứa ở thư mục hiện hành bằng cách Right_Click vào tập tin nén và chọn “Extract here” (hình 6.3).
Nội dung của tập tin nén được chứa ở thư mục chỉ định
Để giải nén tập tin nén mà nội dung của nó chứa ở một thư mục chỉ định nào đó, bạn thực hiện như sau:
- Right_Click vào tập tin nén và chọn Extract files … (hình 6.3)
- Trong hộp thoại Destination path (hình 6.4), bạn nhập vào đường dẫn chứa nội dung của tập tin nén hoặc click chuột chọnthư mục chứa ở bên cửa sổphải.
- Chọn OK
Hình 6.4: Cửa sổ chọn thư mục chứa chỉ định
4.2. Chương trình vẽ Microsoft Paint4.2.1. Giới thiệu 4.2.1. Giới thiệu
MS Paint là một công cụ vẽ (hoặc sơn), được bao gồm trong tất cả các phiên bản của Microsoft Windows. Trong Windows 8, công cụ vẽ có nhiều tính năng cải tiến để tạo ra các bản vẽ, hình dạng khác nhau, thay đổi kích thước một hình ảnh, …
4.2.2. Khởi động Paint
Hai cách thường dùng sử dụng paint:-
Cách 1:
Mở cửa sổ Run (nhấn phím Windows ( ) + R). Hình 6.5
Nhập vào mspaint và nhấn OK
Cách 2: click vào Start Menu và gõ mspaint. Từ danh sách các kết quả, nhấp vào Paint.
4.2.3. Các thành phần của Paint
Thanh menu của cửa sổ paint được chia làm 3 tab là File, Home và View. Mỗi tab sẽ chứa các lệnh được nhóm theo chức năng (hình 6.6)
Hình 6.6: Cửa sổ màn hình Paint
Home: chứa các nhóm lệnhđể thao tác ảnh:
-Nhóm màu (color): Gồm có 2 thành phần là màu vẽ (Foreground) và màu nền (Background). Color 1 được sửdụngđểthiếtlập màu mặttrước (foreground) và Color 2 đượcsửdụngđểthiếtlập màu nền(Background). Muốn thay đổi màu, ta chọn Color1 hoặc Color 2 và click lên màu muốn đổi. (hình 6.7)
Hình 6.7: Nhóm màu
Hình 6.8: Nhóm lựa chọn ảnh - Nhóm chỉnh sửa hình ảnh: bao gồm các lệnh cut, copy, paste, undo, redo
- Nhóm lựa chọn hình ảnh (hình 6.8)
+ Rectangular Selection: được sử dụng để chọn các vùng hình chữ nhậtcủa một hình ảnh
+ Free-form selection: được sử dụng để chọn một phần hình có hình dạng tự do của một hình ảnh
+ Select All: được sử dụng để chọn toàn bộ hình ảnh
+ Invert selection: được sử dụng để đảo ngược lựa chọn hiện tại + Delete Selection: dụng để xóa hoặc loại bỏ các lựa chọn hiện tại
+ Transparent selection: được sử dụng để chọn hình ảnh mà không có màu nền. - Nhóm định dạng ảnh (hình 6.9)
Hình 6.9: Nhóm định dạng ảnh + Crop: vùng đã chọn của hình ảnh có thể được xét bớt.
+ Resize: được sử dụng để thay đổi thước hình ảnh hoặc chọn một hình ảnh bằng tỷ lệ phần trăm hoặc pixel
Khi click vào lệnh resizehộp thoại xuất hiện (hình 6.10) - By: Percentage/ Pixels: thay đổi kích
thước theo tỉ lệ phần trăm hoặc theo điểm ảnh (Pixels)
- Skew: nghiêng hình theo chiều:
- Horizontal: nghiêng theo chiều ngang
- Vertical: nghiêng theo chiềudọc
- Rotate: được sử dụng để xoay hình ảnh theo 5 hướng
- Rotate right 900: xoay phải 90độ - Rotate left 900: xoay trái 90 độ - Rotate 1800: xoay ảnh 180 độ - Flip vertical: lậtdọc
- Flip horizontal: lật ngang
Hình 6.10: Nhóm lựa chọn ảnh
Hình 6.11: Nhóm vẽhình dạng - Nhóm vẽ hình dạng (hình 6.11)
+ Pencil tool( ): được sử dụng để vẽ tự do của một hình ảnh
+ Fill with color tool ): được sử dụng để tô vào các hình ảnh hoặc một phần của hình ảnh với màu sắc khác nhau.
+ Text tool ( ): được sử dụng để thêm chữ vào trong một hình ảnh
+ Eraser tool ( ): được sử dụng để xóa các phần của hình ảnh. Khi bạn xóa một phần nó sẽ được lấp đầy với màu nền mặc định được chọn
+ Color Picker tool ( ): chọn một màu từ hình ảnh và sử dụng nó để vẽ.
+ Magnifier tool ( ): được sử dụng để có được một cái nhìn gần hơn về một image
- Nhóm bút vẽ (brush): sử dụng các bút vẽ, chúng ta có thể thêm các hiệu ứng bổ sung cho hình ảnh với nhiều kết cấu (hình 6.12)
Hình 6.12: Nhóm Brush
Hình 6.13: Nhóm shapes
Hình 6.14: Nhóm Size
- Nhóm hình dạng (shape): được sửdụng để vẽ các hình dạng khác nhau trong canvas (hình 6.13)
- Nhóm Size: được sử dụng tăng độ dày đường viền của một hình ảnh (hình 6.14)
4.2.4. Các thao tác cơ bản
Các bước cơ bản để tạo một hìnhvẽ
- Chọn công cụ vẽ bằng cách nhấn chuột trên nhóm lệnhtươngứng. - Chọn độ rộng nét vẽ trên nhóm lệnh Size
- Chọn màu cho nét vẽ bằng cách nhấn vào Color 1 trên nhóm màu.
- Chọn màu nền cho hình vẽ bằng cách nhấn vào Color 2 trên nhóm màu.
- Vẽ hình
Hiệu chỉnh hình vẽ
Có thể hiệu chỉnh bằng nhiều cách:
- Công cụ xóa (Eraser): dùngđể xóa một phần hình vẽ và thay bằng màunền. - Lệnh Undo và Redo
Điều chỉnh chế độ hiển thị (View)
Trong nhiềutrườnghợp,đểhiệuchỉnhhọatiếtbạn nên phóng to nó. Bạn có thể dùng công cụ Magnifier tool ( ) phóng to từng phần hoặc sử dụng lệnh trong View (hình 6.15)
Hình 6.15: Nhóm Size
- Zoom In: sử dụng để có được cái nhìn gần hơn về một hình ảnh (phóng to)
- Zoom out: sử dụng để có được cái nhìn xa hơn về một hình ảnh (thu nhỏ)
- Full screen: được sử dụng để xem hình ảnh ở chế độ toàn màn hình
- Rulers: hiển thị hoặc tắtthước.
- Gridline: hiển thị hoặc tắt lưới Cắt hoặc sao chép một mẩu cắt
- Xác định vùng cần cắt(hoặc sao chép) bằng cách công cụ Select (để chọn khối hình chữ nhật) hoặc Free-Form Select (để chọn khối hình tự do).
- Chọn menu Home/Cut (hoặc Copy) hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl-X (hoặc Ctrl-C). Phần hình vẽ này sẽ được đưa vào bộ nhớ đệm của Windows (clipboard)
- Để dán phần hìnhđã được cắt, chọn menu Home/ Paste hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl- V
Bổ sung chữ viết trên hình vẽ
Đểbổ sung chữ trên hình vẽbạnnhấn nút có chữ trong nhóm vẽ hình dạng, sau đónhấn chuột tạivị trí nơi bạn muốn xuất hiện chữ viết. Khi đó xuất hiện hộp thoại Font và một khung nhỏvới con trỏ nhấp nháy. Bạn hãy nhập chữ vào khung đó rồi chọn kiểu chữ và cỡ chữ cho nó. Để kết thúc bạn hãy nhấn chuột tại vị trí khác trên hìnhvẽ
Lưu và mở các hình vẽ Paint Lưu các hình vẽ Paint
Sau khi đã soạn thảo một hình vẽbạnnếumuốnlưucấtchúng trong một tập hồ sơ nào đó để sau này dùng lại. Để lưu cấttư liệu Paint lần đầu tiên, bạn dùng lệnh File/Save hoặc lệnh File/ Save As, Windows sẽ hiểnthịhộpthoại Save As như trên hình sau (hình 6.16)
Save in: cho phép chọn ổ đĩa và thư mục sẽ lưu tập tin. File name: dùng để nhập tên tập tin.
Save: lưu tập tin với tên trong mục File name
Save as Type: cho phép chọn loạiđịnh dạng của tập tin hình ảnh.
Mở tập tin ảnh
Hình 6.17: Hộp thoại Open
Để mở tập tin hình ảnh đã có sẵn trên đĩa bạn chọn File/ Open hoặc nút công cụ Open trên thanh công cụ, hộp thoại Open sẽ hiện ra như trên hình sau (hình 6.17)
- Look in: chọn tên ổ đĩa và thư mục nơi chứa tập tin cần mở. - File name: nhập tên tập tin cần mở.
- Files of type: chọn kiểutập tin hình ảnh muốn mở. - Open: mởtập tin hình ảnh.
- Cancel: Huỷbỏ lệnh và đóng hộp thoại.
4.3. Sử dụng tiếng Việt trong Windows
4.3.1. Giới thiệu các chương trình hỗ trợ tiếng Việt
Vấn đề tiếng Việt trong Windows
Để sử dụng được tiếng Việt trong hệ điều hành Windows thì cần phải cài đặt thêm các font chữ tiếng Việt và phần mềm gõ tiếng Việt. Các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng như ABC, Vietware, Vietkey, Unikey trong đó phần mềm Unikey được ưa chuộng vì có nhiều ưu điểm hơn so với các phần mềm khác.
Font chữ và Bảng mã
Mỗi Font chữsẽ đi kèm vớimột bảng mã tươngứng, do đó khi soạnthảo tiếngViệt,bạn phải chọnbảng mã phù hợp với font chữ mà bạn đang sử dụng, nếu chọn không đúng thì văn bản bạn nhập vào sẽ không được hiển thị như ý muốn. Các bộ Font chữ thông dụng hiện nay là:
Bộ Font VNI: đây là bộ Font chữ khá đẹp, gồm nhiều Font chữ, tên Font chữ bắt đầu bằng chữ VNI.
Bộ Font Vietware: bộ Font chữ Vietware có hai họ: các Font chữ có tên bắtđầubằngchữ SVN là họFont chữ 1 byte, các Font chữ có tên bắt đầu bằng chữ VN là họ Font 2 byte.
Bộ Font TCVN3: bộ Font chữ này thườngđi kèm vớiphầnmềm gõ tiếngViệt ABC, đây là bộ Font chuẩncủa quốc gia, tên Font chữ bắt đầu bằng ký tự "." (dấuchấm).
Bộ Font Unicode: vì mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng nên việc sử dụng 1 loại Font chữ mà có thểhiển thị được tất cả các ngôn ngữ là điều mong muốn của các chuyên gia về công nghệ thông tin vì nó thuận tiện cho việc xử lý thông tin.
Sự ra đời của bộ Font Unicode đã cho phép tích hợp tất cả các ký tự của các ngôn ngữ trong 1 Font chữduy nhất. Hiện tại, đây là Font chữ chuẩn của nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, khi học cũng như khi sử dụng tiếng Việt trên máy tính bạn nên chọn bộ Font Unicode.
Bộ Font chữ Bảng mã Font chữ thông dụng
VNI VNI VNI-Times
Vietware_X (2 Vietware VNtimes new roman Vietware_F (1 Vietware SVNtimes new roman
TCVN3 TCVN3 .VnTime
Unicode Unicode Times New Roman,
Các kiểu gõtiếng Việt
Có nhiều kiểu gõ tiếng Việt trong Windows. Vì bàn phím chúng ta đang dùng không có