Cổng nối tiếp COM trên máy tính được sử dụng để truyền dữ liệu 2 chiều giữa máy tính và ngoại vi, có các ưu điểm sau:
- Khoảng cách truyền dài hơn cổng song song. Cổng nối tiếp truyền mức 1 từ -3V đến -25V và mức 0 từ +3V đến +25V nên tính chống nhiễu cao hơn, cho phép khoảng cách truyền xa hơn.
- Có thể ghép với đường dây điện thoại, cho phép khoảng cách truyền giới hạn bởi mạng tổng đài điện thoại.
- Ghép nối dễ dàng với vi điều khiển hay PLC. - Cho phép nối mạng.
Truyền nối tiếp được dùng rất nhiều trong ứng dụng ghép nối với máy vi tính như chuột, máy vẽ, máy in,… Khác với cổng song song LPT, cổng nối tiếp truyền dữ liệu dưới dạng một chuỗi bit và vì thế chỉ cần một đường dây cho một chiều dữ liệu
Truyền số liệu nối tiếp được chia thành hai loại chính:
- Truyền đồng bộ: Ngoài tín hiệu số liệu phải đưa thêm vào một đường tín hiệu
đồng bộ làm chuẩn để chỉ thị rằng khi nào bit tiếp theo ổn định trên đường số liệu.
- Truyền không đồng bộ: Các bit số liệu tự nó chứa các thông tin để đồng bộ. Phần phát và phần thu tín hiệu phải hoạt động cùng với một tần số nhịp đồng hồ. Thông tin đồng bộ (trong truyền không đồng bộ) gồm có các bit khởi phát (start) chỉ thị bắt đầu của khối số liệu được truyền và ít nhất có một bit kết thúc (stop) chỉ thị kết thúc khối số liệu đó. Ngoài ra các bít kiểm tra chẵn lẻ (PE: parity error) còn có thể được thêm vào dùng cho phát hiện lỗi trên đường truyền.
Ưu điểmtruyền nối tiếp:
- Khoảng cách truyền xa hơn so vớicổng song song - Sơ đồ kết nối ít chân và đơn giản hơn
- Có thể truyền hồng ngoại
- Có thể giao tiếp với vi điều khiển, PLC… - Cho phép nối mạng (modem)
- Có thể cung cấp nguồn cho các thiết bị khác.