Như đã giới thiều ở phần trên, LabVIEW được dùng nhiều trong các phòng thí nghiệm, lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhưtự động hóa, điều khiển, điện tử,cơ điện tử, hàng không,hóa sinh, điện tử y sinh,... Hiện tại ngoài phiên bản LabVIEW cho các hệ điều hành Windows, Linux, Hãng NI đã phát triển các mô-đun LabVIEW cho máy hỗ trợ cá nhân (PDA). Các chức năng chính của LabVIEW có thể tóm tắt như sau:
Thu thập tín hiệu từ các thiết bị bên ngoài nhưcảm biếnnhiệt độ, hình ảnh từ webcam, vận tốc của động cơ,...
Giao tiếp với các thiết bị ngoại vi thông qua nhiều chuẩn giao tiếp thông qua các cổng giao tiếp: RS232, RS485, USB,PCI, Ethernet
Mô phỏng và xử lý các tín hiệu thu nhận được để phục vụ các mục đích nghiên cứu hay mục đích của hệ thống mà người lập trình mong muốn
Xây dựng các giao diện người dùng một cách nhanh chóng và thẩm mỹ hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác như Visual Basic, Matlab,..
Cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển như PID, Logic mờ (Fuzzy Logic), một cách nhanh chóng thông qua các chức năng tích hợp sẵn trong LabVIEW.
Cho phép kết hợp với nhiềungôn ngữ lập trìnhtruyền thống như C, C++,... Sau đây ta sẽ xem xét quá trình thiết lập trên LabView:
Trong phần này nhóm tác giả sử dụng giao tiếp máy tính PC với VĐK Arduino, vì vậy ta cần có phần cứng là một Board Arduino và phần mềm tải về 3 bản sau:
1. Tảivề vàcàiđặtArduino IDE phiênbản mớinhất tại:
http://arduino.vn/download
2. Tải về cài đặtLabView 2014: các bạn google từ khóa "labview 2014 full download".
3. Tải về cài đặtVI Package Manager mới nhất tại: http://jki.net/vipm
Cài đặt như sau:
Để kết nối và làm việc với Arduino, trên LabVIEW cần có 1 bộVIs của Arduino. Thông qua bộ VIs,LabVIEW có thể lấy dữ liệu từ các chân Arduino và xử lý, điều khiển hoặc hiển thị kết quả trên màn hình máy tính. Do sự phổ biến và chuẩn hóa của Arduino nên bộ VIs của nó đã được phổ biến rộng rãi không cần người sử dụng phải tự lập trình. Thật ra không cần mộtbộ VIscũng có thể giao tiếp Arduino với Labview
Trước tiên ta sẽ tìm hiểu cách giao tiếp để sao cho dễ hiểu nhất. Ứng dụng lập tức mà không cần đòi hỏi nhiều mặt chuyên môn.
Thông thường khi viết giao diện cần phải viết trên máy tính 1 trong những ngôn ngữ lập trình nói trên (C++, JAVA, C#,...). Đồng thời cũng phải viết trên Arduino 1 lần nữa bằng C thì mới giao tiếp được. VớibộVIs thì hầu nhưchỉ cần thiết kế giao diệnthôi mọi việc đã có LabView xử lý hết. Hiện nay có 2 chuẩn: LIFA và LINX.
Trong bài viết này sẽ sử dụng chuẩnLIFA. (LINXthường là cứ mỗi lần giao tiếp là phải nạp lại). Để sử dụng được ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1
Cài đặt VI Package Manager (VIPM) – đây là phần mềm quản lý cũng như giúp chúng ta download các gói VI của LabVIEW.
Hình 4.25 Cài đặt VI Package Manager
Bước 2
Sau khi cài đặt xong ta vào VIPM và tìm giao diện Arduino cho LabVIEW với từ khóa “LabVIEW Interface for Arduino”. Sau đó cài đặt LabVIEW Interface for Arduino cho LabVIEW, lưu ý là phải đúng phiên bản của LabVIEW.
Hình 4.26 Cài đặt LabVIEW cho Arduino
Bước 3
Kết nối Arduino với máy tính qua cổng USB.
Bước 4
Nạp mã nguồn cho Arduino để có thể giao tiếp với LabVIEW.
Cho ̣n vi.lib\LabVIEW interface for Arduino\Firmware Kích đúp vào LIFA_Base. Trình di ̣ch IDE Arduino sẽ tự hiê ̣n thi ̣
Hình 4.27 Nạp mã nguồn cho Arduino
Chọn đúng Board và Serial Port sau đó kích vào Upload để nạp vào Arduino. Khi có thông báoDone uploading là đã nạp thành công và đã có thể làm việc với Arduino trên LabVIEW.
1. Khởi động môi trường LabView
a. Giao diện LabView
Hình 4.28 Cửa số Getting Started của LabVIEW
Đây là giao diện ban đầu khi khởi động chương trình LabVIEW.
Sử dụng cửa sổGetting Startedđể tạo ra các dự án mới và VI. Ta có thể tạo ra các chương trình từ đầu hoặc từ các chương trình mẫu và các ví dụ. Ta cũng có thể mở các tập tin LabVIEW đã có sẵn và truy cập vào các tài nguyên và trợ giúp của cộng đồng LabVIEW.
+ ChọnFile»Create Project để hiển thị hộp thoạiCreate Project. Hộp thoạiCreate
Projecthiển thị một danh sách các chương trình mẫu và các ví dụ có thể sử dụng để
đảm bảo rằng dự án tạo ra sử dụng thiết kế đáng tin cậy và phương thức lập trình chính thống.
+ Tìm dự án mẫu thích hợp với mục tiêu muốn thực hiện với dự án. Sử dụng các tính năng sau đây để tìm kiếm các dự án mẫu:
Filters–Chỉ hiển thị chỉ kết quả của một loại nhất định, chẳng hạn như các dự án mẫu
cho một mục tiêu cụ thể.
Additional Search - Tìm kiếm theo các từ khóa, tiêu đề, và mô tả của các kết quả đã
lọc.
More Information - Mở tập tin trợ giúp cho các mục. Xem lại các tập tin trợ giúp để
- Nhấn nútNext hay Finishđể cấu hình chi tiết cho dự án, bao gồm cách lưu dự án. Sau khi bạn hoàn thành việc cấu hình dự án, LabVIEW lưu dự án và mở cửa
sổProject Explorer.
- Sử dụng cửa sổProject Explorerđể chỉnh sửa dự án. Tham khảo các ghi chú trên block diagram của VI trong dự án mẫu để biết thêm thông tin về cách chỉnh sửa dự án. Tham khảo thêm thư mụcProject Documentationtrong cửa sổProject Explorerđể biết thêm thông tin về cách chỉnh sửa dự án.
Các thanh công cụ liên quan đến dự án
Sử dụng các nút trên các thanh công cụStandard, Project, Build, và Source
Control để thực hiện các hoạt động trong một dự án LabVIEW. Các thanh công cụ có sẵn ở trên cùng của cửa sổProject Explorer. Bạn có thể cần phải mở rộng cửa
sổProject Explorerđể xem tất cả các thanh công cụ.