Mạch chuyển mức

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển bằng máy tính (Trang 49 - 50)

Khi ghép nối cổng COM máy tính với vi điều khiển hay mạch TTL cần phải có mạch chuyển mức TTLß> RS232 và ngược lại. Các vi mạch thường dùng là cặp MC1488- MC1489, MAX232 (maxim) hoặc DS275 (dallas), SN75150-SN75154. Loại MAX232 thông dụng hơn cả vì chỉ cần nguồn 5V, nguồn ± 10V do mạch dao động 16 Khz bên trong cung cấp.

MAX232

Mạch lái đường dây : các IC thông dụng là MAX232, MC 1488 và MC 1489, DS275 Trong các hệ phát triển sẽ được trình bày, việc ghép nối với máy tính được thực hiện qua cổng nối tiếp. Thông thường, có 2 cách ghép nối bộ vi xử lý với cổng nối tiếp.

1/ Cách đơn giản là dùng transistor làm bộ đệm.

2/ Ghép nối các đường truyền và nhận (TxD và RxD, chân 10 và 11) của bộ vi xử lý với bộ đệm /nhận dùng vi mạch, chẳng hạn loại MAX232 của hãng MAXIM.

Vi mạch MAX232 chuyển đổi mức TTL ở lối vào thành mức +10V hoặc –10V ở phía truyền và các mức +3V…+15V hoặc –3V…-15V thành mức TTL ở phía nhận. Hình sau mô tả cách sắp xếp chân và sơ đồ cấu trúc vi mạch MAX232.

Hình 2.16 Sắp xếp chân (a ) và sơ đồ cấu trúc (b) của vi mạch MAX232

Đường dẫn TxD dẫn trực tiếp đến chân 11 của vi mạch MAX232, còn bộ đệm lối ra ở chân 14 được nối trực tiếp với chân 2 của cổng nối tiếp.

Việc sắp xếp chân ở cổng nối tiếp được lựa chọn sao cho có thể dùng 1 cáp nối trực tiếp của hệ phát triển với cổng nối tiếp của máy tính, thường dùng COM2. Với đường dẫn RxD, mọi việc cũng diễn ra tương tự, chân 13 của vi mạch được nối với chân 3 của cổng nối tiếp.

Vi mạch MAX232 có 2 bộ đệm và 2 bộ nhận. Đường dẫn điều khiển lối vào CTS, điều khiển việc xuất ra dữ liệu ở cổng nối tiếp khi cần thiết, được nối với chân 9 của vi mạch MAX232. Còn chân RTS ( chân 10 của MAX) nối với đường dẫn bắt tay để điều khiển quá trình nhận. Thường thì các đường dẫn bắt tay được nối với cổng nối tiếp qua những cầu nối, để khi không dùng đến có thể để hở mạch các cầu này. Cách truyền dữ liệu đơn giản nhất đến máy tính PC là chỉ dùng 3 đường dẫn : TxD, RxD và GND ( hoặc mass).

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển bằng máy tính (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)