Chuẩn kết nối SATA (Serial ATA)

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển bằng máy tính (Trang 73 - 75)

- Nhanh chóng trở thành chuẩn kết nối mới trong công nghệ ổ cứng nhờ vào những khả năng ưu việt hơn chuẩn IDE về tốc độ xử lý và truyền tải dữ liệu. SATA là kết quả của việc làm giảm tiếng ồn, tăng các luồng không khí trong hệ thống do những dây cáp SATA hẹp hơn 400% so với dây cáp IDE. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên đến 150 - 300 MB/giây. Đây là lý do vì sao ta không nên sử dụng ổ cứng IDE chung với ổ cứng SATA trên cùng một hệ thống. Ổ cứng IDE sẽ “kéo” tốc độ ổ cứng SATA bằng với mình, khiến ổ cứng SATA không thể hoạt động đúng với chính tốc độ của mình. Hiện nay, SATA là chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng nhất vàcũng như ở trên, ta có thể áp dụng card PCI SATA Controller nếu bo mạch chủ không hỗ trợ chuẩn kết nối này. Serial ATA là một công nghệ khác, cho phép truyền tải theo chế độ nối tiếp. Trước kia chúng ta thường cho rằng truyền dẫn nối tiếp bao giờ cũng cho tốc độ thấp hơn truyền dẫn song song. Tuy nhiên vấn đề này chỉ đúng nếu chúng ta sử dụng cùng một tốc độ clock, truyền dẫn song song sẽ có tốc độ tối thiểu nhanh hơn tới n lần (n là độ rộng bus dữ liệu), vì nó có khả năng truyền tối thiểu n bit trong một chu kỳ clock, trong khi đó

chỉ có một bit được truyền dẫn trên một chu kỳ với truyền dẫn nối tiếp. Tuy nhiên, nếu sử dụng tốc độ clock cao hơn trong truyền tải nối tiếp thì nó có thể nhanh hơn truyền dẫn song song. Vấn đề trong việc tăng tốc độ truyền tải song song là việc tăng tốc độ clock, khi tốc độ clock càng cao thì sẽ càng có nhiều vấn đề phát sinh như xuyên nhiễu từ trường giữa các đường trong bus dữ liệu. Do truyền dẫn nối tiếp sử dụng chỉ một dây dẫn để truyền tải dữ liệu nên nó sẽ giảm được vấn đề về tạp âm nhiễu, chính vì vậy có thể cho phép nó sử dụng tốc độ clock rất cao. Tốc độ truyền tải của chuẩn Serial ATA là 1.500 Mbps. Vì nó sử dụng 8B/10B coding – mỗi nhóm 8 bit được mã hóa thành một số 10-bit –nên tốc độ clock hiệu quả của nó là 150 MB/s. Các thiết bị Serial ATA chạy với tốc độ chuẩn này gọi là SATA-150 (SATA 1). Serial ATA II cung cấp một số tính năng mới như Native Command Queuing (NCQ), cộng với tốc độ truyền tải cao hơn 300 MB/s. Các thiết bị có thể hoạt động với tốc độ này được gọi là SATA-300. NCQ cho phép tăng hiệu suất ở đĩa cứng bằng cách sắp xếp lại các lệnh gửi bởi máy tính.

- Chuẩn SATA có hai đường dẫn dữ liệu tách biệt, một cho truyền dữ liệu và một cho nhận dữ liệu. Trong giao tiếp ATA, truyền dữ liệu theo phương pháp bán song công, đường dẫn này sẽ chia sẻ cho cả việc truyền và nhận dữ liệu. Cáp SATA gồm có hai cặp dây (một cho truyền và một cho nhận) bằng cách sử dụng cách thức truyền dẫn song công hoàn toàn, 3 dây mass được sử dụng và đặt xen kẽ giữa các đường dữ liệu để tránh nhiễu xuyên âm vì vậy cáp SATA có đến 7 dây.

Hình 3.6 Cáp Serial ATA

Bảng 3.1 Bảng sơ đồ chân giao tiếpdữ liệu chuẩn SATA

Chân Chức năng 1 Nối đất 2 A+ (truyền dữ liệu) 3 A- (truyền dữ liệu) 4 Nối đất 5 B- (nhận dữ liệu) 6 B+ (nhận dữ liệu) 7 Nối đất

- Một ưu điểm khác trong việc sử dụng truyền tải nối tiếp là sử dụng ít hơn số lượng dây cần thiết. Các cổng Parallel IDE sử dụng cáp 40 dây và cáp 80dây. Trong khi đó các cổng Serial ATA chỉ sử dụng cáp 7 chân. Điều này giúp ích rất nhiều đến khía cạnh tỏa nhiệt của máy tính, vì sử dụng nhiều cáp nhỏhơn sẽ làm cho không khí lưu thông bên trong case của máy tính được dễ dàng hơn.

Hình 3.7 Cáp chuẩn Serial ATAvà chuẩn parallel EIDE

Bảng 3.2 Bảng các mức nguồn chuẩn SATA

Chân Mức nguồn Chân Mức nguồn

1 +3,3V 9 + 5V 2 +3,3V 10 Mass 3 +3,3V 11 Mass 4 Mass 12 Mass 5 Mass 13 + 12V 6 Mass 14 + 12V 7 + 5V 15 + 12V 8 + 5V

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển bằng máy tính (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)