Cấu trúc của cổng nối tiếp (COM)

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển bằng máy tính (Trang 46 - 49)

Các mạch logic dùng điện áp 5V do đó cần bộ chuyển đổi mức TTL/CMOS ß> RS232 để có điện áp phù hợp cổng COM trên máy tính, có hai dạng đầu nối đực D-25 chân và D-9 chân.

Bảng 2.7 Bảng tín hiệu trong cổng COM chuẩn RS-232C: Loại 9 chân Tín hiệu Hướng truyền Ý nghĩa - 3 2 7 8 6 5 1 4 9 - Tiếp đất TD RD RTS CTS DSR Tiếp đất DCD DTR RI DSRD - Ra Vào Ra Vào Vào - Vào Ra Vào Vào/ra Bảo vệ, tiếp dất

Dữ liệu phát (Transmitted Data) Dữ liệu nhận (Received Data)

Yêu cầu phát dữ liệu (request to send) Yêu cầu nhận dữ liệu (clear to send) Sẵn sàng nhận (data set ready) Bảo vệ, tiếp đất

Phát hiện có cáp dẫn (deta carier detect) Sẵn sàng (data terminal ready)

Báo máy chủ được gọi (ring indicator) (data signal rate detector)

+Các đường dữ liệu

TxD: dữ liệu được truyền từ modem trên đường truyền RxD : dữ liệu được thu bởi modem trên đường truyền

+Các đường báo hiệu thiết bị sẵn sàng

DSR: báo modem đã sẵn sàng

DTR: báo rằng thiết bị đầu cuối đã sẵn sàng +Các đường bắt tay bán song song

RTS: tín hiệu báo thiết bị đầu cuối yêu cầuphát dữ liệu

CTS: modem đáp ứng nhu cầu gửi dữ liệu của thiết bị đầu cuối +Các đường trạng thái song song và tín hiệu điện thoại

CD: modem báo cho thiết bị đầu cuối biết rằng đã nhận được một sóng mang hợp lệ từ đường truyền

RI: modem tự động trả lời (báo rằng đã phát tín hiệu chung từ đường truyền).

Giao diện RS-232

Khi muốn truyền thông tin đi khoảng cách xa, chúng ta không thể truyền trực tiếp mức TTL (0v-5v) vì :

- Do suy giảm ở nơi thu , khó phân biệt được mức tín hiệu 0 và 1 - Do lẫn nhiễu nơi thu

Vì vậy người ta phải :

- Điều chế tín hiệu phát khởi bằng một sóng mang ít bị suy giảm trên đường dây - Tăng mức điện áp TTL

Đối với mạch trao đổi thông tin khoảng cách xa vì mức điện áp TTL của các thiết bị số khác với mức đường dây điện thoại, do đó cần phải có các khối ghép nối chuẩn.

Tùy tốc độ trao đổi tin, khoảng cách và các loại modem cũng như đường dây truyền mà ta có các phối ghép chuẩn khác nhau : RS232C, RS 449, RS423A

Hình 2.15Sơ đồ trao đổi thông tin

Đặc điểmkhi kết nối với cổng nối tiếp:

Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp cao hơn so với cổng máy in thiết bị ngoại vi có thể tháo lắp ngay cả khi máy tính đang được cấp điện.

Các mạch điện đơn giản có thể nhận được điện áp nguồn nuôi qua cổng nối tiếp thông thường thì việc sử dụng cổng nối tiếp đòi hỏi chi phí nhiều hơn vì có sự biến đỗi dữ liệu được truyền theo nối tiếp thành dữ liệu song song. Với những bài toán ghép nối không phức tạp, trong địa chỉ sử dụng một vài đường dẫn vào/ra thì ta có thể sử dụng trực tiếp các đường dẫn phụ trợ có liên quan của giao diện. Tổng cộng có đến hai đường dẫn lối ra và bốn đường dẫn lối vào, có thể được trao đổi trực tiếp bằng các lệnh đơn giản.

Việc trao đổi dữ liệu qua cổng nối tiếp trong các trường hợp thông thường đều qua đường dẫn truyền nối tiếp TxD và đường dẫn nhận nối tiếp RxD. Tất cả các đường dẫn còn lại có chức năng phụ trợ khi thiết lập và khi điều khiển cuộc truyền dữ liệu. Các đường dẫn này gọi là các đường dẫn bắt tay bởi vì chúng được sử dụng theo phương pháp “ ký nhận” giữa các thiết bị. Ưu điểm đặc biệt của đường dẫn bắt tay là trạng thái của chúng có thể đặt hoặc điều khiển trực tiếp.

Đặc trưng của cổng nối tiếp là hoạt động song công nghĩa là có khả năng thu, phát đồng thời. Ngoài ra port nối tiếp còn có một đặc trưng khác, việc đệm dữ liệu khi thu của port này cho phép 1 ký tự được nhận và lưu trong bộ đệm thu trong khi ký tự thứ kế tiếp tiếp tuc được nhận vào. Nếu CPU đọc ký tự thứ nhất trước khi ký tự thứ hai được nhận đầy đủ, dữ liệu sẽ khơng bị mất.

Vi xử lý Khối ghép nối song song- nối tiếp Khối ghép nối nối tiếp

- song song Vi xử lý RS232C Modem Modem RS232C

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển bằng máy tính (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)