Tình hình dƣ nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ luông - an giang (Trang 49 - 55)

5. Sự giống và khác nhau giữa tín dụng ngắn hạn với trung và dài hạn

2.2.2.3Tình hình dƣ nợ ngắn hạn

Tình hình dƣ nợ ngắn hạn cho vay cũng phản ánh phần nào quy mô hoạt động tín dụng của ngaanhangf, nó phản ánh tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong năm. Cùng với sự tăng lên không ngừng của doanh số cho vay thì dƣ nợ cho vay cũng không ngừng tăng lên. Dƣ ợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của Ngân hàng, do dố NHNN & PTNT chi nhánh Mỹ Luông luôn phấn đấu tăng dƣ nợ trong các năm. Dƣ nợ cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả nhƣ thế

nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.

Hình 3: Tình hình dƣ nợ ngắn hạn tại Agribank chi nhánh Mỹ Luông từ năm 2009 đến năm 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh của Agribank chi nhánh Mỹ Luông)

+ Tình hình dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Trog tổng dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng thì dƣ nợ của ngành Nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất tiếp đến là sản xuất & chế biến, thƣơng mại & dịch vụ… Nhƣng với sự phát triển mạnh của ngành Nông nghiệp là ngành thế mạnh của Huyện nhà thì dƣ nợ ngắn hạn đối với ngành khác vẫn tiếp tục tăng.

Bảng 8: Tình hình dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại Agribank chi nhánh Mỹ Luông- An gGiang (triệu đồng) DVT: Triệu đồng

Khoản mục

Năm

2009 2010 2011 2012 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông, lâm nghiệp 87.218 44,07 79.595 32,94 148.274 44,03 167.225 47,08 208.337 47,69 Thủy sản 7.901 3,99 5.425 2,24 7.871 2,34 7.299 2,05 10.344 2,34 Sản xuất & chế biến 22.610 11,42 56.586 23,42 107.889 32,04 108.369 30,51 135.167 30,94 Thƣơng mại & dịch vụ 45.596 23,04 37.339 15,45 46.912 13,93 45.127 12,70 55.773 12,77 Khác 34.582 17,48 62.719 25,95 25.816 7,67 27.175 7,65 27.280 6,24 Tổng cộng 197.907 100 241.664 100 336.762 100 355.195 100 436.901 100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh của Agribank chi nhánh Mỹ Luông)

Nhìn chung, từ năm 2009 đến nay tình hình dƣ nợ của chi nhánh liên tục tăng. Năm 2011 là năm có mức tăng cao nhất, tăng 95.098 triệu đồng (39,35%) so với năm 2010. Năm 2013 cũng tăng so với cùng kỳ năm 2012, tăng 81.706 triệu đồng ( 23,00%). Để đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là do trong thời gian chi nhánh luôn có lƣợng khách hàng ổn định và thêm vào đó là ngân hàng cũng đã nổ lực thu hút thêm khách hàng mới đến chi nhánh. Đồng thời, nhờ vào công tác tín dụng ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, cụ thể trong việc tiếp xúc khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn… đã làm cho khách hàng hài lòng và cảm thấy an tâm khi vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, một số khách hàng truyền thống không những tiếp tục vay tại chi nhánh mà còn giới thiệu cho bạn bè, ngƣời thân… đến vay. Chính vì thế, đã góp phấn làm cho dƣ nợ luôn tăng mỗi năm.

*Ngành nông, lâm nghiệp

Từ bảng số liệu ta thấy dƣ nợ ngành nông lâm nghiệp từ năm 2009 đến năm 2013 có biến động, nhìn chung là tăng. Năm 2010 dƣ nợ giảm so với năm 2009, với

mức giảm 8,74% ( giảm 7.623 triệu đồng). Đến năm 2011 dƣ nợ đã tăng trƣởng mạnh với mức tăng 86,29% ( 68.679 triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012, tăng 41.112 triệu đồng ( 24,58%). Dƣ nợ năm 2010 giảm do ảnh hƣởng của lũ lụt diện tích đất nông nghiệp bị ngập nƣớc, dịch bệnh trên gia súc và gia cầm, kinh tế địa phƣơng không ổn định, giá cả hàng hóa nhiều biến động, giá phân bón, thuốc trừ sâu tăng… ảnh hƣởng nhiều đến ngành nông nghiệp, nên khách hàng đã thu hẹp sản xuất nông nghiệp. Đến nay 2011 nhờ những chính sách của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng tình hình đã ổn định trở lại khách hàng tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp vì đây là thế mạnh của địa phƣơng, nên dƣ nợ của chi nhánh tăng mạnh trong năm 2011. Ngành này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ của chi nhánh.

*Ngành thủy sản

Từ năm 2009 đến nay tình hình dƣ nợ ngành thủy sản có nhiều biến động. Năm 2010 dƣ nợ giảm 2.476 triệu đồng (31,34%). Đến năm 2011 dƣ nợ đã tăng trở lại nhƣng vẫn thấp hơn năm 2009, mức tăng dƣ nợ là 2.446 triệu đồng (45,09%). Đến năm 2013, dƣ nợ tăng so với cùng kỳ năm 2012, tăng 3.045 (41,72%). Nguyên nhân dẫn đến ngành thủy sản có dƣ nợ biến động, có xu hƣớng giảm dần là do giá thức ăn cho cá tăng cao, giá xăng dầu tăng, dẫn đến chi phí nuôi cá cũng tăng lên mà giá cá không tăng, có thời điểm nhiều ngƣ dân không có lợi nhuận và treo ao chờ giá cá tăng trở lại, nên nhiều nông dân không vay vốn ngân hàng để kinh doanh. Ngành chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dƣ nợ của chi nhánh năm 2013 chiếm 2,34%.

*Sản xuất – chế biến

Trái ngƣợc với sự biến động của ngành thủy sản, dƣ nợ ngành sản xuất – chế biến tăng mạnh liên tục qua các năm. Cụ thế năm 2009 dƣ nợ ngành này là 22.610 triệu đồng, đến năm 2011 đã tăng lên đến 107.889 triệu đồng, tăng cao nhất vào năm 2011, với mức tăng là 51.303 triệu đồng ( 90,66%) so với cùng kỳ năm 2010. Năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012, tăng 26.798 triệu đồng (24,73%). Dƣ nợ ngành sản xuất – chế biến tăng cao, tăng liên tục qua các năm vì ngân hàng đã mở rộng tín dụng đối với ngành này, vì ngân hàng đã nhìn thấy đƣợc Huyện Chợ Mới có nhiều tiềm năng, lợi thế về nguyên liệu, nhân công và nơi tiêu thụ để phát triền ngành, nhiều cơ sở sản xuất – chế biến ra đời và kinh doanh hiệu quả. Tỷ trong dƣ nợ ngành này

càng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ của ngân hàng, năm 2009 chỉ chiếm 11,42% thì năm 2013 đã chiếm 30,94% .

*Thƣơng mại & dịch vụ

Từ năm 2009 đến nay, ngành thƣơng mại dịch vụ có biến động, nhìn tổng thể dƣ nợ có tăng lên. Năm 2010 dƣ nợ giảm, với mức giảm 18,11% (giảm 8.257 triệu đồng) so với năm 2009. Đến năm 2011 dƣ nợ đã tăng trở lại tăng 25,64% (9.573 triệu đồng). Đến năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012, tăng 10.646 triệu đồng (23,59%). Năm 2010 dƣ nợ ngành này giảm do tình hình kinh tế địa phƣơng có nhiều biến động, khách hàng thu hẹp kinh doanh. Đén năm 2011 tình hình đã ổn định, Nhà nƣớc có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, đẩy mạnh kinh doanh nên dƣ nợ tăng trở lại. Ngành này chiếm tỷ trọng của khá cao trong tổng dƣ nợ của ngân hàng, tỷ lệ này có thay đổi qua từng năm, chiếm từ 12,70% đến 23,40%.

*Ngành khác

Qua bảng số liệu ta thấy dƣ nợ ngành khác từ năm 2009 đến nay có nhiều biến động, nhìn chung là giảm. Năm 2010 dƣ nợ ngành này tăng mạnh, tăng 28.137 triệu đồng (81,36%). Đến năm 2011 dƣ nợ giảm 58,84% (36.903 triệu đồng). Đến năm 2013, tăng nhẹ 105 triệu đồng (0,39% ) so với cùng kỳ năm 2012. Dƣ nợ ngành khác giảm do năm 2011 đến nay, ngân hàng đã thu hẹp cho vay đối với ngành xây dựng, giá cả trên thị trƣờng biến động hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, thiếu hiệu quả, nên khách hàng thu hẹp kinh doanh ngành này… làm ch dƣ nợ của ngành khác liên tục giảm.

+ Tình hình dƣ nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Tình hình dƣ nợ ngắn hạn cho vay theo thành phần kinh tế ở NHNN & PTNT chi nhánh Mỹ Luông có 2 thành phần là: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ gia đình, cá nhân. Ðể hiểu rõ hơn tình hình dƣ nợ của ngân hàng đối với 2 thành phấn này ta theo dõi bảng số liệu dƣới đây:

Bảng 9: Tình hình dƣ nợ ngắn hạn theo TPKT tại Agribank chi nhánh Mỹ Luông - An Giang (triệu đồng) DVT: Triệu đồng

Khoản mục

Năm

2009 2010 2011 2012 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % DN NQD 22.229 11,23 28.100 11,63 90.300 26,81 100.491 28,29 127.481 29,18 Hộ gia đình, cá nhân 175.678 88,77 213.564 88,45 246.452 73,19 254.704 71,71 309.420 70.82 Tổng cộng 197.907 100 241.664 100 336.672 100 355.195 100 436.901 100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh của Agribank chi nhánh Mỹ Luông)

*Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Từ năm 2009 đến nay, tình hình dƣ nợ ở thành phần kinh tế này tăng liên tục. Năm 2011 là năm có mức tăng cao nhất, tăng 221,35% (62.200 triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2013 cũng tăng so với cùng kỳ năm 2012, tăng 26.990 triệu đồng (26,86%). Nguyên nhân chủ yếu do năm 2009 chính phủ đã có nhiều chính sách hổ trợ cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô, và sau những chính sách đó các doanh nghiệp tại địa phƣơng đã không ngừng mở rộng quy mô, trƣớc nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thì NHNN & PTNT chi nhánh Mỹ Luông đã đƣa ra nhiều chiến lƣợc dành cho các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng nên dƣ nợ luôn tăng cao. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã hoạt động có hiệu quả, nó thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động của mình, nhiều doanh nghiệp đã thành lập với nhiều hình thức. Tỷ trọng dƣ nợ DNNQD ngày càng tăng so với tổng dƣ nợ của ngân hàng, đến năm 2013 chiếm 29,18%.

*Hộ gia đình, cá nhân

Qua bảng số liệu ta thấy dƣ nợ hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Mức tăng cao nhất vào năm 2010, tăng 37.886 triệu đồng (21,57%).

triệu đồng (21,48%). Nhóm khách hàng này chủ yếu sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, nguồn vốn ngắn hạn đối với khách hàng cá thể cũng có xu hƣớng tăng, đây là thành phần khách hàng chủ yếu của ngân hàng. Với việc kinh doanh nhỏ lẻ nhƣng mang lại nhiều lợi nhuận khi mà nên kinh tế biến động, khi lạm phát cũng tăng thì kinh doanh các mặt hàng nhỏ lẻ cũng tăng theo, hoạt động tín dụng cũng tăng theo, dƣ nợ tăng lên là hợp lý. Đây là nguyên nhân dẫn đến hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tăng lên từng năm. Tỷ trọng dƣ nợ hộ gia đình, cá nhân giảm dần qua các năm nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ của ngân hàng.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT chi nhánh Mỹ Luông ngày càng phát triển và nâng cao chất lƣợng với dƣ nợ ngày càng tăng. Để có đƣợc kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của đơn vị đã bám sát chủ trƣơng, đƣờng lôi chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, vận dụng thế mạnh ủa địa phƣơng là nông nghiệp. Bên cạnh đó nhu cầy vốn vay để phát triển sản xuất của ngƣời dân, doanh nghiệp cũng ngày càng tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ luông - an giang (Trang 49 - 55)