Quy trình cho vay:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ luông - an giang (Trang 29 - 33)

5. Sự giống và khác nhau giữa tín dụng ngắn hạn với trung và dài hạn

2.2.1.1 Quy trình cho vay:

a) Khách hàng lập và nộp hồ sơ vay vốn đến ngân hàng. Hồ sơ vay vốn gồm các giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị vay vốn (theo đúng mẫu quy định của ngân hàng)

- Giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh do cơ quan có đủ thẩm quyền cấp. Các báo cáo tài chính nhƣ: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích thu, chi tài chính … của kỳ gần nhất so với ngày xin vay và đƣợc lập theo đúng pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nƣớc.

- Phƣơng án sản xuất kinh doanh: Trong phƣơng án phải tính toán đƣợc hiệu quả kinh tế và xác định đƣợc nguồn để trả nợ ngân hàng. Đồng thời phải có sự chấp thuận của cơ quan chủ quản (nếu có).

- Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản đảm bảo nợ vay: Khách hàng phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho ngân hàng. Trƣờng hợp ngân hàng cho vay theo phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng, khách hàng chỉ làm hồ sơ vay vốn lần đầu, còn những lần vay sau, khách hàng phải gửi đến cho ngân hàng các giấy tờ thanh toán, chứng từ hàng hóa, hợp đồng kinh tế.

b) Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay:

Nhận đƣợc hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi tới, ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ đó.

- Ngân hàng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phƣơng án sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ vay.

- Thẩm định hồ sơ vay vốn là quá trình xem xét, phân tích các thông tin, số liệu đã thu thập trong hồ sơ của khách hàng. Mục đích của thẩm định trƣớc khi cho vay là xác định giới hạn an toàn của quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn.

Ngƣời ta còn gọi là thẩm định phƣơng án cho vay và theo dõi xử lý nợ, các NHTM cần tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của toàn hệ thống ngân hàng.

Nội dung công việc thẩm định hồ sơ vay vốn, ngân hàng có thể phân tích,đánh giá trên nhiều mặt, bằng nhiều chỉ tiêu, nhƣng chủ yếu là làm rõ các mặt sau đây: + Năng lực sản xuất kinh doanh (quy mô hoạt động, khả năng công nghệ, kỹ thuật sản xuất kinh doanh) của khách hàng trên thƣơng trƣờng và các quan hệ bạn hàng của khách hàng.

+ Thực trạng tài chính của khách hàng nhƣ công nợ, kết quả kinh doanh kỳ trƣớc, mức tích lũy vốn, số thực có của vốn lƣu động tự có của khách hàng tham gia phƣơng án sản xuất kinh doanh. Số liệu kế hoạch thu chi tài chính, chỉ tiêu tổng doanh thu ghi trong phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Qua những chỉ tiêu này, ngân hàng đƣa ra kết luận về số tiền có thể cho vay hoặc mức dự nợ tối đa (hạn mức tín dụng), tiến độ giải ngân, thu nợ tiền vay sao cho phù hợp với khả năng thực tế và chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Xem xét về đảm bảo tiền vay. Nếu khoản vay phải có tài sản đảm bảo thì ngân hàng phải đánh giá về các điều kiện của tài sản thế chấp, cầm cố, tính hợp pháp, sô slƣợng và xác định giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố theo đúng Pháp luật của Nhà nƣớc. các giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố phải đƣợc xác nhận của cơ quan công chứng nhà nƣớc. Theo quy định, Ngân hàng nhận thế chấp cầm cố không đƣợc quyền sơ hữu tài sản mà chỉ giữ các giấy tờ sở hữu tài sản (bản gốc) hoặc là bảo quản những tài sản gọn nhẹ (kim loại quý, đá quý, hàng hóa đặc chủng, giấy tờ có giá …)

Trong khoảng thời gian quy định, kể từ khi ngân hàng nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng, ngân hàng phải thẩm định xong hồ sơ vay vốn, quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay ngân hàng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.

Trƣờng hợp ngân hàng quyết định cho vay, giữa ngân hàng và khách hàng vay thỏa thuận một số điều khoản về tài sản cầm cố, thế chấp nhƣ quyền sử dụng, lƣu giữ giấy tờ sở hữu, bảo quản, tổng giá trị, thời hạn thế chấp, cầm cố … Đối với những tài sản

cầm cố, thế chấp phức tạp, giá trị lớn ,thì giữa khách hàng và ngân hàng phải ký hợp đồng cầm cố, thế chấp.

c) Ngân hàng xác định các chỉ tiêu cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng.

Khi ngân hàng quyết định cho vay và hợp đồng thế chấp, cầm cố đã đƣợc ký kết giữa ngân hàng và khách hàng vay, ngân hàng tiến hành xác định các chỉ tiêu cho vay

- Mức cho vay là mức tiền ngân hàng có thể cho vay cao nhất đối với phƣơng pháp cho vay từng lần hoặc là mức dƣ nợ tối đa đối với phƣơng pháp cho vay theo hạn mức tín dụng.

- Căn cứ để ngân hàng xác định mức cho vay là: + Nhu cầu vay vốn của khách hàng

+ Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng trung ƣơng.

+ Khả năng nguồn vốn của ngân hàng + Khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với một khách hàng. Trong đó:

- Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản làm đảm bảo. Tùy theo pháp luật của mỗi nƣớc và quy định của ngân hàng cho vay, nên tỷ lệ này có khác nhau. Quy chế cho vay hiện hành ở Việt Nam quy định: Mức cho vay tối đa không vƣợt quá 70% giá trị của tài sản thế chấp hay cầm cố.

VD: Khách hàng xin vay 20 trđ, thời hạn xin vay 3 tháng, tiền vay đƣợc giải ngân gọn 1 lần. Khách hàng có đủ tài sản thế chấp cho khoản vay trên. Căn cứ vào ví dụ trên, ngân hàng xem xét:

- Nhu cầu vay vốn của khách hàng: 20 trđ

Giá trị tài sản đảm bảo =

20 tr x 100

--- 70

= 28,57 trđ

Nhƣ vậy, nếu các căn cứ khác chấp nhận đƣợc, thì giá trị tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng tối thiểu là 28,57 triệu, ngân hàng mới cho vay là 20 triệu đồng.

- Thời hạn cho vay: Căn cứ vào kỳ luân chuyển vốn của đối tƣợng vay và khả năng trả nợ của khách hàng, thời hạn cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng.

d) Mở tài khoản cho vay và phát tiền vay.

Sau khi đã duyệt cho vay, ngân hàng mở cho mỗi khách hàng vay một tài khoản cho vay để hạch toán tiền cho vay và thu nợ (nếu khách hàng vay chƣa có tài khoản cho vay).

Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và tiến độ thực hiện phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng (có phát sinh nhu cầu vốn thực tế) ngân hàng phát triển tiền vay. Đối với khách hàng vay luân chuyển trong phạm vi hạn mức tín dụng đã xác định, từng lần vay vốn khách hàng đi vay phải gửi đến cho ngân hàng các chứng từ hàng hóa, các giấy tờ thanh toán hay hợp đồng kinh tế và trên cơ sở đó ngân hàng cho vay đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng trong khả năng nguồn vốn cho phép.

Ngân hàng cho vay có thể phát tiền cho khách vay theo các cách:

- Tiền vay đƣợc chuyển trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp vật tƣ, hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng.

- Trƣờng hợp khách hàng vay đã dùng nguồn vốn khác để trả cho ngƣời cung cấp hoặc nếu ngƣời cung cấp không có tài khoản tai ngân hàng thì chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng.

- Phát bằng ngân phiếu hoặc tiền mặt cho khách hàng.

e) Thu nợ:

- Việc thu nợ đƣợc tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng có thể trả nợ trƣớc hạn và phải chủ động trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Khách hàng không trả đƣợc nợ đến hạn, ngân hàng có thể xử lý theo bốn trƣờng hợp sau:

Một là, do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải trình xin gia hạn, ngân hàng có thể xét cho gia hạn. Theo quy định quy chế cho vay hiện hành thời hạn đƣợc gia hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tƣợng cần gia hạn nợ. Riêng đối với trƣờng hợp khó khăn do Nhà nƣớc thay đổi chủ trƣơng chính sách hoặc nguyên nhân bất khả kháng thì thời hạn tối đa không quá 12 tháng.

Hai là, do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Theo quy định hiện hành, lãi suất nợ quá hạn bằng

Ba là, nếu không có các thỏa thuận trên thì ngân hàng có quyền bán (phát mại) tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ. Việc chuyển nhƣợng, bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.

Bốn là, nếu ba trƣờng hợp trên hai bên không thỏa thuận để giải quyết đƣợc, ngân hàng sẽ khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.

g) Lãi tiền vay:

- Việc tính lãi và thu lãi đƣợc tiến hành hàng tháng hoặc thu một lần cùng với nợ gốc tùy theo kỳ hạn nợ thích hợp. Trƣờng hợp cho vay theo hạn mức thì việc tính lãi và thu lãi đƣợc thực hiện hàng tháng, vào ngày cuối tháng. Nếu khách hàng vay chƣa trả đƣợc lãi khi đến hạn thì ngân hàng tính và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để thu dần, không nhập lãi vào nợ gốc. Trƣờng hợp khách hàng vay có khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan thì Tổng giám đốc (giám đốc) ngân hàng cho vay có thể quyết định cho giảm hoặc miễn lãi đối với khách hàng vay. Việc giảm hoặc miễn lãi cho khách hàng vay tùy thuộc vào khả năng tài chính của từng ngân hàng cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ luông - an giang (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)