Doanh số thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ luông - an giang (Trang 43 - 49)

5. Sự giống và khác nhau giữa tín dụng ngắn hạn với trung và dài hạn

2.2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn

Một giao dịch tín dụng sẽ không bao giờ hoàn thành khi ngân hàng mới thực hiện nghiệp vụ cho vay, nó chỉ hoàn thành khi ngân hàng thu đƣợc cả gốc và lãi của món vay đó. Vì vậy bên cạnh hoạt động cho vay thì hoạt động thu nợ rất quan trọng, nó ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động tín dụng, sự tồn tại của một ngân hàng. Vi qua doanh số thu nợ ta biết đƣợc tình hình hoạt động tín dụng, sự tồn tại của một ngân hàng. Vì ta sẽ biết đƣợc tình hình quản lý vốn khi cho vay có đúng mục đích hay không, hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ của khách hàng và tính chính xác trong quá trình thẩm định. Số tiền cho vay có thu hồi đƣợc cả gốc và lãi hay không và thu đƣợc ở mức nào. Chính vì thế ngân hàng luôn theo dõi sát tình hình thu nợ.

Hình 2: Doanh số thu nợ ngắn hạn tại Agribank chi nhánh Mỹ Luông từ năm 2009 đến năm 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh Agribank chi nhánh Mỹ Luông)

+ Doanh số thu nợ theo nghành kinh tế

Mặc dù việc thu nợ chƣa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng mốt cách trực tiếp nhƣng nó cũng là yếu tố thể hiện khả năng phân tích, kiểm tra, đánh giá khách quan của ngân hàng. Việc thu hồi một khản nợ đúng với các điều kiện cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để hiểu rõ thêm về tình hình thu nợ của ngân hàng phân theo ngành kinh tế ta tham khảo bảng số liệu sau ðây:

Bảng 6: Doanh số thu nợ ngân hàng theo ngành kinh tế tại Agribank chi nhánh Mỹ Luông từ năm 2009 đến năm 2013 (triệu đồng) DVT: Triệu đồng

Khoản mục

Năm

2009 2010 2011 2012 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông lâm nghiệp 75.079 52,20 105.090 31,71 95.330 23,37 102.395 25,20 111.492 25,76 Thủy sản 7.883 5,45 7.726 2,33 6.628 1,55 3.263 0,80 4.326 1,00 Sản xuất chế biến 7.216 5,02 40.519 12,23 80.327 19,69 70.125 17,26 72.002 16,65 Thƣơng mại dịch vụ 41.825 29,08 85.782 25,88 96.712 23,71 102.326 25,18 100.746 23,29 Khác 11.890 5,25 92.320 27,85 128.954 31,68 128.262 31,56 143.990 33,29 Tổng cộng 143.843 100 331.437 100 407.951 100 406.371 100 432.556 100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh Agribank chi nhánh Mỹ Luông)

Qua bảng số liệu ta thấy đƣợc tình hình thu nợ của chi nhánh tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2013. Năm 2009 doanh số thu nợ là 143.843 triệu đồng, con số này đã đƣợc tăng lên đáng vào năm 2013 là 432.556 triệu đồng. Mức tăng trƣởng cao nhất là vào năm 2010, tăng 187.594 triệu đồng (tăng 130,42%) so với năm 2009. Đối với thời gian gần nhất, năm 2013 cũng tăng thêm 26.185 triệu đồng (6,44%). Để đạt đƣợc những thành quả khả quan nhƣ vậy cũng là do ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, tăng cƣờng công tác thu lãi, thu nợ đến hạn, quá hạn, nợ tồn đọng, thƣờng xuyên theo dõi quản lý nợ một cách chặt chẽ. Tăng cƣờng kiểm tra trƣớc và sau cho vay.

Từ bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ ngành nông lâm nghiệp có biến động, nhìn chung là tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2009 doanh số nợ là 75.079 triệu đồng, đến năm 2011 doanh số này đã tăng lên 95.330 triệu đồng, nhƣng năm 2011 đã giảm so với năm 2010 với mức giảm là 7.460 triệu đồng (9,00%). Vào năm 2013 doanh số đã tăng so với cùng kỳ năm 2012 thêm 9.097 triệu đồng (8,88%). Năm 2011 giảm doanh số giảm là do giá lúa có nhiều biến động, bà con giữ lại chờ lên giá, giá vật tƣ nông nghiệp và xăng dầu cũng tăng mạnh, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Ngành nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số thu nợ, nhƣng đang dần đƣợc hạn chế do huyện nhà có nhiều chính sách để chuyển bƣớc sang phát triển các nghành công nghiệp. Hằng năm ngành vẫn chiếm tỷ trọng cao từ 23,37% đến 52,20%.

*Ngành thủy sản

Từ năm 2009 đến nay, doanh số thu nợ ngành thủy sản có phần giảm, và chỉ tăng nhẹ vào thời gian năm 2012 đến 2013. Năm 2009 doanh số thu nợ là 7.833 triệu đồng đến năm 2013 giảm còn 4.326 triệu đồng (khoảng 44%).Năm 2012 doanh số giảm nhiều nhất, giảm 3.365 triệu đồng (50,77%) so với năm 2011. Vào năm 2013 doanh số tăng nhẹ 1.063 triệu đồng (32,58%). Nguyên nhân doanh số thu nợ trong ngành giảm là do về yếu tố giá cả biến động trên thị trƣờng, tình hình nuôi thủy sản gặp nhiều khó khăn nhƣ dịch bệnh, giá thức ăn, giá xăng dầu tăng cao, đầu vào giá thì cao trong khi đầu ra lại chƣa ổn định. Nên ngƣời nuôi cá không có đƣợc lợi nhuận, thậm chí thua lỗ, nên việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Năm 2013 ngân hàng đã tăng cƣờng công tác thu nợ nên doanh số đã tăng lên trở lại. Tỷ trọng thu hồi nợ ngành thủy sản chiếm tỷ trọng khác thấp trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh. Năm 2013 chỉ chiếm 1,00% trong tổng doanh số thu nợ.

*Sản xuất và chế biến

Tình hình thu nợ ngành sản xuất và chế biến đạt đƣợc nhiều thành công, nhìn chung là tăng trƣờng. Năm 2009 doanh sô thu nợ là 7.216 triệu đồng nhƣng đến năm 2011 đã tăng lên 80.327 triệu đồng với mức tăng trƣởng cao nhất 73.111 triệu đồng (1013%), tuy 2 năm sau là 2012 và 2013 giảm đi nhƣng vẫn giữ đƣợc doanh số khá cao, cụ thể doanh số thu nợ lần lƣợt là 70.125 triệu đồng và 72.002 triệu đồng. Doanh số này tăng trƣởng mạnh là do ngân hàng đã mở rộng cho vay ngành sản xuất chế

biến, ngân hàng cũng tăng cƣờng công tác thu hồi nợ, và nguyên nhân chủ yếu là Huyện Chợ Mới là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu giá rẻ, khách hàng sản xuất kinh doanh đạt đƣợc lợi nhuận cao, nên ngày càng nhiều ngƣời tham gia ngành này, nên tạo thuận lợi cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nâng cao chất lƣợng thẩm định, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát sau cho vay, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ. Tỷ trọng thu hồi nợ ngành sản xuất và chế biến ngày càng tăng, từ năm 2009 là 5,02% đã đƣợc 16,65% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng vào năm 2013.

*Thƣơng mại và dịch vụ

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ của ngành nhìn chung là tăng. Năm 2010 có mức tăng trƣởng cao nhất 43.957 triệu đồng (105,10%) so với cùng kỳ năm 2010. Năm 2013 có dấu hiệu giảm, tuy nhiên là không đáng kể so với cùng kỳ năm 2011, giảm 1.580 triệu đồng (1,54%). Doanh số này tăng liên tục nhƣ vậy là do huyện có chính sách kêu gọi ƣu đãi đầu tƣ nhƣ: chính sách thuế phù hợp tạo điều kiện thông thoáng trong đầu tƣ, khuyến khích thƣơng mại dịch vụ phát triển và do đó việc kinh doanh dịch vụ của ngƣời dân ngày càng thuận lợi, các khu du lịch sinh thái vƣờn ngày càng có nhiều khách du lịch hơn, đặc biệt là khách nƣớc ngoài… tạo lợi nhuận cao cho khách hàng, nên việc thu nợ của ngân hàng cũng thuận lợi hơn. Tỷ trọng thu hồi nợ ngành này ngày càng giảm nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2013 là 23,29%.

*Ngành khác

Doanh số thu nợ ngành khác liên tục năm từ năm 2009-2013. Năm 2009 doanh số là 11.890 triệu đồng, đến năm 2013 đã tăng lên đáng kể 143.990 triệu đồng, doanh số tăng mạnh nhất là ào năm 2010 với mức tăng 80.430 triệu đồng ( 676,45%). Trong ngành khác doanh số thu nợ tăng mạnh là do chính sách của địa phƣơng khuyến khích hoạt động của các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp nên mở rộng tín dụng đối với ngành này, cho vay với lãi suất thấp, khách hàng kinh doanh có hiệu quả nên doanh số thu nợ tăng lên hàng năm.

+ Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Công tác cho vay phải đi kèm với công tác thu nợ. Việc ngân hàng mở rộng cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế thì công tác thu nợ cũng đƣợc thực hiện tƣơng tự. Đối với các thành phần kinh tế khác nhau việc trả nợ cũng khác nhau. Nhƣng

nhìn chung thì công tác thu nợ đối với DNNQD và hộ gia đình cá nhân thì nợ ngắn hạn tăng qua các năm. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo TPKT tại Agribank chi nhánh Mỹ Luông từ năm 2009 đến năm 2013 (triệu đồng) DVT: Triệu đồng

Khoản mục

Năm

2009 2010 2011 2012 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % DN NQD 18.171 12,63 46.929 14,16 78.100 19,14 80.169 19,73 81.226 18,78 Hộ gia đình, nhân 125.672 87,37 284.508 85,84 329.851 80,86 326.202 80,27 351.330 81,22 Tổng cộng 143.843 100 331.437 100 407.951 100 406.371 100 432.556 100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh của Agribank chi nhánh Mỹ Luông)

*Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Doanh số thu nợ đối với DNNQD tăng mạnh qua 5 năm. Cụ thể năm 2009 doanh số này là 18.171 triệu đồng, đến năm 2013 đã tăng lên 81.226 triệu đồng ( tăng 63.055 triệu đồng tƣơng đƣơng 347,01%). Doanh số này tăng mạnh là do có quá nhiều doanh nghiệp, công ty đƣợc thành lập trong thời gian qua, ngân hàng đã mở rộng cho vay thành phần này, và nguyên nhân nữa là do các DNNQD sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu đƣợc nhiều lợi nhuận, thuận lợi cho công tác thu nợ của ngân hàng. Nhìn chung tình hình thu nợ đối với các thành phần kinh tế đã có sự tăng truowngt mạnh mẽ, điều này cho thấy hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh đã dƣợc nâng cao về chất lƣợng, có thể đánh giá phần nào qua công tác lựa chọn khách hàng cũng nhu theo dõi việc sử dụng vốn vay và động viên khách hàng để khách hàng trả nợ đúng hạn, nhờ vậy mà doanh số thu nợ qua các năm tăng lên đáng kể. Tỷ trọng thu nợ DNNQD tăng liền qua hằng năm trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, năm 2009

* Hộ gia đình, cá nhân

Nhìn chung từ năm 2009 đến năm 2013 doanh số thu nợ đối với thành phần này tăng lên. Tăng mạnh nhất là vào năm 2010, với mức tăng là 126,39% (158.836 triệu đồng). Nhƣng đến năm 2011 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2011, với mức giảm 3.649 triệu đồng (1,11%). Khoản thu nợ tăng là do sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp – xây dựng và thƣơng mại dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng khá, ngƣời dân trúng mùa và đƣợc giá đối với một số mặt hàng nông sản, thực phẩm lợi thế của huyện nhƣ lúa, thủy sản… Tuy doanh số thu nợ có chiều hƣớng tăng nhƣng xét về tốc độ tăng trƣởng thì doanh số thu nợ vẫn còn thấp hơn doanh số cho vay. Nguyên nhân là do thời tiết, thiên tai dịch bệnh diễn biến thất thƣờng, nhất là dịch cúm gia cầm có nguy cơ tìm ẩn rất cao, trong khi đó số tiền bồi thƣờng không đủ bù đắp các khoản thiệt hại cho ngƣời dân, giá cả trên thị trƣờng tăng cao ảnh hƣởng đến lợi nhuận của khách hàng, nên những khản nợ vay của ngân hàng chỉ có thể thu đƣợc lãi hoặc gia hạn đến kỳ sau. Tỷ trọng thu nợ đối với hộ gia đình, cá nhân đã giảm dần qua từng năm nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh.

Tóm lại, đối với thu nợ theo thể loại cho vay, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thƣờng xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng nhƣ nhu cầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Qua đó ngân hàng sẽ nắm vững về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng mà có hƣớng đầu tƣ cũng nhƣ lên kế hoạch thu hồi vốn thích hợp. Ta có thể thấy đƣợc công tác thu hồi nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi ngƣời cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ luông - an giang (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)