Bài 2 VẬN HÀNH MÁY HÀN ĐIỆN

Một phần của tài liệu Giáo trình hàn cơ bản (nghề cắt gọt kim loại) (Trang 67 - 74)

Khi hàn, do nhiệt độ tăng cao làm áp suất tăng có thể làm nổ những vật kín, hoặc bắt lửa các chất dễ cháy vì vậy khi hàn:

+ Không để các chất dễ cháy nổ gần nơi hàn 5 m.

+Trước khi hàn phải loại bỏ những chất dễ cháy nổ trên vật hàn. + Có trang bị chữa cháy tại chỗ hàn.

+ Kiểm tra cháy nổ sau khi hàn 30 phút.

8.5. Nhiệt độ và tiếng ồn:

Tiếng ồn và nhiệt độ cao có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của con người, có thể gây nên bệnh thần kinh, điếc và mệt mỏi. Vì vậy khi hàn phải dùng phương tiện để hạn chế tiếng ồn đến tai như dùng nút tai, bao tai.

Bài 2 VẬN HÀNH MÁY HÀN ĐIỆN

Mục tiêu của bài:

Đóng ngắt điện nguồn, khởi động máy, điều chỉnh cường độ dòng điện hàn thànhthạo. Cặp dây mát chắc chắn tiếp xúc tốt

Cặp que hàn vào kìm hàn, thay que hàn nhanh gọn chính xác.

Phát hiện và xử lý tốt các hỏng hóc thông thường của máy hàn trong quá trình sử dụng. Bảo dượng máy đúng quy trình, đúng kỳ hạn.

Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng

1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các máy hàn điện hồ quang tay

1.1 Máy hàn hồ quang điện xoay chiều

Máy hàn hồ quang dùng dòng điện xoay chiều được sử dụng rộng rãi trong hàn hồ quang tay vì chúng có kết cấu đơn giản, giá thành chế tạo thấp, dễ vận hành và sửa chữa. Tuy nhiên chất

lượng mối hàn không cao vì hồ quang cháy không ổn định so với hồ quang dùng dòng điện

một chiều.

Máy hàn một chiều có nhiều loại, mỗi loại có tính năng và những đặc điểm riêng, sau đây giới

thiệu một số máy hàn xoay chiều được sử dụng nhiều nhất trong thực tế công nghiệp.

a. Máy biến áp hàn xoay chiều:

Loại máy hàn này điều chỉnh cường độ dòng điện hàn bằng cách thay đổi điện áp hàn nhờ vào sự thayđổi số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy hàn loại này đơn giản, dể chế tạo, giá thành rẻ tuy nhiên chỉ thay đổi dòng vài được một vài cấp gọi là điều chỉnh thô

Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý máy biến áp hàn xoay chiều

b. Biến áp có các cuộn dây di động: Dựa trên nguyên lý thay đổi vị trí tương đối của các cuộn dây với nhau sẽ làm thay đổi khoảng hở từ thông giữa chúng, tức là sẽ làm thay đổi trở kháng

giữa các cuộn dây được thực hiện bằng cơ cấu vít dẫn cho phép điều chỉnh vô cấp dòng hàn.

c. Biến áp có lõi từ di động: Giữa khoảng 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp đặt một lõi từ di động để tạo ra sự phân nhánh từ thông sinh ra trong lõi của máy. Nếu điều chỉnh lõi A đi sâu vào khung lõi cuộn thứ cấp càng nhỏ và dòng điện sinh ra trong mạch hàn càng nhỏ. Ngược lại, nếu điều chỉnh lõi A chạy ra và tạo nên khoảng trống trong không khí lớn thì từ thông rẽ qua A càng bé và dòng điện trong mạch hàn sẽ lớn. Vì vậy loại biến áp này có thể điều chỉnh vô cấp dòng điện hàn và có khả năng điều chỉnh rất chính xác.

d. Biến áp có lõi từ di động trong cuộn cảm: Là sự kết hợp của 2 phương pháp điều khiển dòng hàn ở trên lõi từ di động trong cuộn cảm làm thay đổi khe hở không khí và trở kháng của mạch hàn; khe hở không khí càng lớn, cảm kháng càng nhỏ thì dòng điện hàn càng cao.

Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý máy biến áp hàn xoay chiều có lỏi tư di động

e. Máy hàn tổ hợp

Máy hàn tổ hợp là loại máy thông dụng nhất hiện nay vì có thể điều chỉnh Ih bằng tổ hợp vừa thô vừa tinh của 2 phương trên được trình bày như hình vẽ sau: Máy hàn kiểu này có một lõi từ di động (A) nằm trong gông từ (B) của máy biến áp. Khi lõi từ (A) nằm hoàn toàn trong mặt phẳng của gông từ (B) thì từ thông do cuộn sơ cấp sinh ra có một phần rẽ nhánh qua lõi từ làm cho từ thông đi qua cuộn thứ cấp giảm, do đó điện áp trên cuộn thứ cấp (U2) iảm. Khi di

động lõi từ (A) ra ngoài (theo phương vuông góc với mặt phẳng của gông từ B), khe hở giữa

lõi từ và gông từ tăng, từ thông rẽ nhánh giảm làm cho từ thông qua cuộn thứ cấp tăng và điện áp trên cuộn thứ cấp tăng. Máy hàn này có thể điều chỉnh cường độ dòng điện hàn bằng 2 cách:

• Thay đổi điện áp của mạch thứ cấp bằng cách thay đổi số vòng dây W2. Cách này chỉ thay

đổi được cường độ dòng điện hàn phân cấp.

• Thay đổi vị trí lõi từ trong khung từ có thể điều chỉnh dòng điện hàn vô cấp.

.

Gồm 2 loại chủ yếu là máy phát điện hàn và máy chỉnh lưu hàn.

1.2 Máy phát điện hàn:

Hình sau trình bày sơ đồ nguyên lý của một máy hàn một chiều dùng máy phát có cuộn kích từ riêng và cuộn khử từ mắc nối tiếp. Máy hàn gồm máy phát điện một chiều (M) có cuộn dây kích từ riêng (2) đuợc cấp điện riêng từ nguồn điện xoay chiều qua bộ chỉnh lưu (1). Trên mạch ra của máy phát đặt cuộn khử từ (3).

Người ta bố trí sao cho từ thông (tc) sinh ra trên cuộn khử từ luôn luôn ngược hướng với từ thông (Økt) sinh ra trong cuộn kích từ. ở chế độ không tải, dòng điện hàn Ih = 0 nên từ thông Øc = 0, máy phát được kích từ bởi từ thông (Økt) do cuộn dây kích từ (2) sinh ra:

Trong đó Ikt là dòng điện kích từ, W và Rk là số vòng dây và từ trở của cuộn kích từ. Khi đó điện áp không tải xác định theo công thức:

ở chế độ làm việc, dòng điện hàn Ih ≠ 0 nên từ thông Øc ≠ 0, máy phát được kích từ bởi từ thông tổng hợp (Ø ) do cuộn dây kích từ (2) và cuộn khử từ (3) sinh ra:

Sức điện động sinh ra trong phần cảm của máy phụ thuộc vào từ thông kích từ: Trong đó C là hệ số phụ thuộc vào máy.

1.3 Chỉnh lưu hàn: Máy hàn dùng dòng điện chỉnh lưu gồm hai bộ phận chính: Biến áp hàn (1) và bộ chỉnh lưu (2), bộ biến trở R (3) dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện hàn. Máy hàn dùng dòng điện chỉnh lưu cỳ hồ quang cháy ổn định hơn máy hàn xoay chiều, phạm vi điều chỉnh dòng điện hàn rộng, hệ số công suất hữu ích cao, công suất không tải nhỏ, kết cấu đơn giản hơn. Nhược điểm của máy hàn chỉnh lưu là công suất bị hạn chế, các đi-ôt dễ bị hỏng khi ngắn mạch lâu và dòng điện hàn phụ thuộc lớn vào điện áp nguồn. Ngoài ra còn một số loại máy hàn một chiều: máy phát hàn một chiều Diezen, máy phát hàn một chiều động cơ điện v.v...

2. Kết nối thiết bị dụng cụ hàn

2.1 Đấu dây

- Đấu đầu vào của máy hàn vào nguồn điện, tiếp đến đấu các cực đầu ra của máy hàn vào dây hàn ( có thể đấu thuận hay đấu nghịch đối may sử dụng dòng một chiều) cực dương vào mỏ hàn, cực âm vào kẹp mát

- Kiểm tra lại các chổ tiếp điện - Đóng điện cho máy chạy thử

3. Vận hành, sử dụng thiết bị dụng cụ hàn

3.1 Vận hành máy hàn

- Kiểm tra lại các chổ tiếp điện

- Đóng điện cho máy chạy chế độ không tải 3.2 Thiết bị dụng cụ

- Thiết bị dụng cụ phải sắp xếp gọn gàng khoa học trong quá trình thực tập

- Kính hàn dùng để quan sát hồ quang trong khi hàn, kìm hàn dùng để kẹp phôi, búa tay dùng để nắn phôi, búa gỏ xĩ dùng để gỏ xĩ làm sạch và kiểm tra mối hàn vv

4. Điều chỉnh chế độ hàn

Chú ý Phải phụ thuộc vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động của từng loại máymà đưa ra các

phương pháp điều chỉnh cho phù hợp

4.1 Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn ( chỉ giới thiệu một số loại thông dùng ) - Máy CEBONA đây là loại máy sử dụng dòng một chiều để hàn

- Máy hàn xoay chiều điều chỉnh cường độ dòng điện bằng phân cấp. Loại máy này người thợ chỉ bật núm điều chỉnh dòng điện chỉ vào cấp cường độ dòng điện nào thì được cấp độ dòng điện ấy

5. Cặp que hàn và thay que hàn 5.1 Cặp que hàn

- Đầu tiên bấm nhả kìm kẹp mỏ hàn sau đó cho đầu lỏi que hàn vào rảnh kìm kẹp đòng thời thả cho kìm mỏ hàn kẹp que hàn vào

5.2 Thay que hàn

- Bấm kìm kẹp mỏ hàn để nhả que hàn ra sau đó làm lại tương tự như bước cặp que hàn.

6. Các hỏng hóc thường gặp của máy hàn và biện pháp khắc phục

. 6.2. xử lý sự cố máy hàn điện:

6.2.1. Máy hàn xoay chiều.

TT Sự cố Nguyên nhân Phương pháp xử lý

1 Máy hàn bị nóng - Quá tải

- Cuộn dây bị chập - Gi- Cho sảm Ihửa chữa

2 Chổ nối dây quá nóng - Vít nối lỏng - Vặn chặt vít nối

3 Trong lúc hàn, dòng điện khi lớn khi nhỏ - Tiếp xúc của dây mát không tốt - Phần dộng của điều chỉnh bị chạy theo chấn động của máy - Chỉnh lại tiếp xúc - Hạn chế sự rung động của bộ phận điều chỉnh. 4 Khi hàn, máy phát ra tiếng kêu lớn - Bộ phận điều chỉnh bị mòn, mối ghép lỏng. - Cuộn dây chập

- Cho sửa chữa - Thay cuộ dây mới

5 Vỏ ngoài của máy có

điện - Hdây vỏng cách điện củới vỏ a - Cho s -Sữa lại cỗ gópửa chữa

6.2.2. Máy hàn một chiều.

STT sự cố Nguyên nhân phương pháp xử lý

1 Máy quay nhưng không

duy trì được hồ quang Máy quay ngươc, đấu sai với điện lưới Đổi đầu đ3 giây àu 2 trong

2

Mở máy, máy quay chậm

và có tiếng kêu ung ung

- 1 trong 3 pha cháy cầu chì.

- Thay cấu chì - Quấn lại dây bị đứt

3

Máy quá nóng -Qúa tải.

- Cuộn dây Rô tô bị chập

- Cổ góp bị chập

-Cổ góp không sạch

- Giảm Ih. - Cho sửa chữa. - Sửa lại cổ góp.

4

Chổi điện có tia lửa. Tiếp xúc không tốt.

Chổi than bị kẹt miếng mi ca bi lồi ra Chỉnh lại. Hiệu chỉnh khe hở cắt mếng mica thấp hơn mặt cổ góp. Cát miếng mi ca thấp hơn mặt cổ góp. `

7. Bảo dưỡng máy hàn

. Bảo quản và sử dụng máy hàn điện

- Máy phải được đặt ở nơi khô ráo thoáng và chắc chắn - Điện trở vào máy phải phù hợp với điện thế của máy.

- Điều chỉnh dòng điện hàn, thay đổi cực tính phải dừng máy . - Không sử dụng dòng điện quá lớn so với dòng định mức của máy.

- Tiếp xúc của dây với máy, với kìm, với dây mát… phải chắn chăn.

- Vỏ cách điện của cáp phải cách tốt và chịu được nhiệt độ cao.

Cần bảo dưởng máy theo định kỳ.

- Khi máy có sự cố phải tắt máy, ngừng làm việc và báo sợ sửa chữa.

- Đối với máy hàn một chiều cần chú ý thêm: Kiểm tra thương xuyên tiếp súc giữa chổi than với cổ góp điện. Phải tra dầu mở thường xuyên vào các ổ bi ổ trượt

8. An toàn lao động trong phân xưỡng

- Tuyệt đối chấp hành nội quy của xưởng thực tập, quần áo bảo hộ lao động, đi giày vv - Trong quá trình hàn phải đeo kính hàn, tạp dề ,gang tay

- Dụng cụ phải sắp xếp gọn gàng khoa học.

- Sử dụng máy móc thiết bị đúng qui trình, tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thực tập. - Dùng kìm rèn để cặp phôi sau khi hàn.

Bài 3 HÀN ĐƯỜNG TRÊN MẶT PHẲNG Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG

Một phần của tài liệu Giáo trình hàn cơ bản (nghề cắt gọt kim loại) (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)