Bài 6: HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG

Một phần của tài liệu Giáo trình hàn cơ bản (nghề cắt gọt kim loại) (Trang 85 - 89)

Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:

Trình bày đúng các thông số cơ bản của mối hàn như: Chiều cao, bề rộng của mối hàn, góc vát, khe hở, chiều dày mép vát của phôi hàn, tiết diện đắp.

Chuẩn bị phôi hàn sạch, thẳng, phẳng và các loại dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ. Tính toán chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu và kiểu liên kết hàn. Trình bày rõ kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối có vát.

Gá lắp phôi hàn đảm bảo chắc chắn, đúng khe hở.

Hàn mối hàn giáp mối đảm bảo độ sâu ngấu, xếp vảy đều, ít rỗ khí, lẫn xỉ, đúng kích thước bản vẽ.

Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.

Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.

1. Mối hàn giáp mối có vát mép 1.1 Đọc bản vẽ

Yêu cầu kỹ thuật

- Chuẩn bị phôi đúng kích thước bản vẽ - Mối hàn không bị khuyết tật

2. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị, phôi hàn 2.1 Chuẩn bị dụng cụ

- Búa tay, búa gỏ xĩ, bàn chải sắt, kìm hàn, kính hàn, găng tay, tạp dề….

- Các dụng cụ bảo hộ lao động khác như quần áo bảo hộ lao động; giày cách điện vv

2.2 Thiết bị hàn

- Máy hàn, bàn hàn, dây cáp hàn, buồng hàn - Máy mài tay, máy mài hai đá, kéo cắt phôi vv

2.3 Phôi hàn: Tôn tấm có chiều dày S = 6mm

- Cắt phôi có kích thước (200 x 50 x 6)mm số lượng2 tấm

- Dùng búa nguội nắn thẳng hai tấm phôi.làm cho hai mép hàn thẳng phẳng.

- Tiến hành làm sạch bằng bàn chải sắt hai tấm phôi đặc biệt là hai mép hàn.mục đích tẩy sạch vết bẩn,han xỉ,dầu mỡ, sơn; nước và các chất bẩn bám lên nó ở cả về hai bên phía rãnh hàn với một chiều rộng nhất định khoảng (20 – 30 )mm

- Dùng máy mài hoặc mỏ cắt tiến hành vát mép phôi hàn, góc vát mép là = (550 – 600 )

3. Tính chế độ hàn

3.1 Đường kính que hàn : Ký hiệu là d đơn vị là( mm). + Công thức tính : d =

2

s + 1

Trong đó d là đường kính que hàn S là chiều dài vật hàn

β , là hệ số thực nghiệm β = 20, = 6 + Ih = k.d k = (30 - 45)

3.3 Điện áp hàn Ký hiệu là Uh đơn vị là ( V).

+ Công thức tính Uh =( a + b ) lhq, a là điện áp rơi trên cực A nốt, b là điện áp rơi trên chiều dài hồ quang

+ Chọn lhq = d

3.4 Vận tốc hàn:Căn cứ vào bề rộng mối hàn mà ta chọn tốc độ cho phù hợp

4. Kỹ thuậtgá đính phôi hàn

-. Hàn đính phải tiến hành với số lượng và kích thước nhất định tuỳ thuộc vào độ dày của chi tiết, chiều dài của mối hàn. Ví dụ, các chi tiết mỏng cần hàn đính dày hơn so với các chi tiết dày. Số lượng mối hàn đính phải đảm bảo được vị trí tương đối của các chi tiết trong khi hàn (độ phẳng, độ rộng đồng tâm, khe hở hàn,…) thông thường kích thước các mối hàn được lấy như sau:

- Chiều dài mối hàn đính bằng 3 đến 4 lần chiều dày vật hàn nhưngkhông lớn hơn 30 dến 40 mm

- Chiều cao mối hàn đính bằng 0,5 đến 0,7 chiều dày vật hàn

- Khoảng cách giữa các mối hàn đính bằng 40 đến 50 lần chiều dày vật hàn, nhưng không quá 300 mm

Mặc dù mối hàn chỉ có chức năng chính là định vị các chi tiết để chúng không biến dạng tự do khi hàn. Song cũng phải coi nó là một phần quan trọng của mối hàn sau này. Vì vậy, nó cũng cần thực hiện với chất lượng tốt, cụ thể các mối hàn đính phải được thực hiện bằng chính loại que hàn, chế độ hàn (đặc biệt néu có yêu cầu nung nóng sơ bộ) như đối với mối hàn chính thức và cũng phải do chính người thợ sẽ hàn đó thực hiện

.5. Kỹ thuật hàn:Thông thường đối với những mối hàn vát mép người ta tiến hành hàn tư hai lớp trở lên

5.1 Kỹ thuật hàn lớp thư nhất

5.1.1 Góc độ que hàn :

= 700 ÷750, β = 90o.

là góc hợp bởi trục que hàn và trục mối hàn. Chú ý: ở đây góc nghiêng que hàn theo chiều hướng hàn.

β là góc hợp bởi trục que hàn và bề mặt hai tấm phôi.

5.1.2. Cách dao động que hàn: cách dao động que hàn thường dùng trong trường hợp này. + Chữ U

5.2 Kỹ thuật hàn lớp tiếp theo

5.1.2 Góc độ que hàn : = 700 ÷ 750, β = 900.

là góc hợp bởi trục que hàn và trục mối hàn. Chú ý: ở đây góc nghiêng que hàn theo chiều hướng hàn.

β là góc hợp bởi trục que hàn và bề mặt hai tấm phôi.

5.1.3 Cách dao động que hàn:cách dao động que hàn thường dùng trong trường hợp này. + Hình tròn

+ Bán nguyệt :

Chú ý: Nếu sử dụng phương pháp dao động que hàn theo hình bán nguyệt thì khi đưa que hàn sang hai bên mép phải dừng lại một lúc để đủ lượng kim loại điền đấy mép hàn

5.1.4 Chiều dài hồ quang: lhp = ( 0,5 ÷ 1,1) d. - Chọn: lhq = d.

- Kỹ thuật nối que:

+ Kỹ thuật nối nóng: Sau khi hàn hết que hàn ta tiến hành thay que hàn ngay mối hồ quang nào chỗ cách điểm kết thúc một khoảng từ 5 ÷ 7 m.Sau đó di chuyển que hàn về điểm kết thúc,đồng thời dừng que hàn lại một tý(Quan sát thấy kim loại điền đầy điểm kết thúc).Sau đó tiến hành hàn bình thường.

Chú ý: Phải nối khi điểm kết thúc có màu đỏ.

+ Kỹ thuật nối nguội:Sau khi kết thúc tiến hành gõ xỉ làm sạch chỗ nối (kỹ thuật giống nối nóng).

6. Kiểm tra mối hàn

Sau khi hàn xong dùng búa gõ xỉ và bàn chải sắt làm sạch bề mặt mối hàn.Dùng phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn bằng mắt thường, kiểm tra xem hình dáng kích thước mối hàn có đúng với yêu cầu kỹ thuật, mối hàn có bị các khuyết tật như lẩn xĩ, nứt....Từ đó đánh giá chất lượng mối hàn

7. Các dạng sai hỏng nguyên nhân cách khắc phục.

DẠNG SAI HỎNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC

Mối hàn bị cháy thủng hGóc độ que hồ quang chưa hợp lýàn và chiều dài Chchiọn góc độ que hều dài hồ quang cho phàn và ù hợp

Mối hàn bị lẩn xĩ Cường độ dòng điện hàn yếu, Chọn cường độ dòng điện hàn cho phù hợp

Mối hàn không lồi ra phía

sau Do cách dao động que hàn

không đúng Chđúng với yọn cách dao động que hêu cầu àn

8 . An toàn lao động:

- Tuyệt đối chấp hành nội quy của xưởng thực tập, quần áo bảo hộ lao động, đi giày vv - Trong quá trình hàn phải đeo kính hàn, tạp dề ,gang tay

- Dụng cụ phải sắp xếp gọn gàng khoa học.

- Sử dụng máy móc thiết bị đúng qui trình, tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thực tập. - Dùng kìm rèn để cặp phôi sau khi hàn.

Bài 7: HÀN GÓC KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG

Một phần của tài liệu Giáo trình hàn cơ bản (nghề cắt gọt kim loại) (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)