Bảo dưỡng hệ thống

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 118)

- THANH TRUYỀN

2. Bảo dưỡng hệ thống

2.1. Bảo dưỡng thường xuyên

- Kiểm tra mức dầu bằng thước đo dầu trước khi khởi động động cơ và trên

đường đi khi xe chạy đường dài, lượng dầu phải đúng mức quy định, nếu cần thì phải đổ thêm dầu.

- Phải sử dụng dầu đã quy định cho mỗi loại động cơ, dầu phải sạch không có lẫn nước. Trước khi cho dầu hay mỡ vào động cơ phải lau chùi sạch sẽ miệng rót dầu hoặc vú mỡ và phải rót dầu qua lưới lọc.

- Khi động cơ làm việc phải chú ý kiểm tra áp suất dầu bôi trơn qua đồng hồ, nếu áp suất thấp thì phải điều chỉnh lại bơm dầu.

2.2. Bảo dưỡng định kỳ

- Kiểm tra xem xét bên ngoài độ kín của các thiết bị hệ thống bôi trơn và ống dẫn dầu và sự bắt chặt các chi tiết, nếu cần thiết thì khắc phục những hư hỏng.

- Xả cặn bẩn khỏi bầu lọc dầu: hâm nóng động cơ trước khi xả cặn bẩn, lau chùi bụi bẩn ở vỏ bầu lọc, cặn bẩn xả vào chậu, khi mở nút xả dầu không để dầu văng

làm bẩn động cơ.

- Thay dầu ở các te. Trong điều kiện sử dụng bình thường của ô tô thì thay dầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Thay lõi lọc (bầu lọc thấm) hoặc làm sạch bầu lọc ly tâm cùng với việc thay dầu ở các te.

- Rửa hệ thống bôi trơn: Nếu trong khi xả dầu, thấy hệ thống bôi trơn bị cáu bẩn như dầu đen và có nhiều tạp chất cơ học thì phải rửa hệ thống. Muốn vậy, ta đổ dầu rửa công nghiệp vào các te tới vạch dưới của thước đo dầu, khởi động động cơ và cho chạy chậm 2 - 3 phút, sau đó mở nút xả để tháo hết dầu rửa. Tháo nắp bầu lọc và nút đậy lỗ xả dùng chổi lông rửa sạch bầu lọc. Rau khi rửa xong, nếu cần phải thay lõi lọc mới, sau đó vặn chặt nút xả và đổ dầu mới vào các te qua miệng ống đổ dầu đúng số lượng quy định của nhà chế tạo. Khởi động động cơ,

hâm nóng động cơ đến nhiệt độ bình thường rồi tắt máy sau khoảng 3 - 5 phút

sau đó kiểm tra mức dầu trong các te.

- Đối với một số xe, để xả cặn bẩn khỏi bầu lọc ly tâm, cần phải tháo lưới lọc không khí của bộ phận thông gió các te khỏi miệng ống đổ dầu, vặn tai hồng ra, tháo vỏ ngoài, một tay vặn đai ốc tròn, tay kia giữ vỏ chụp không cho nó quay và nhấc cẩn thận vỏ ra, sau đó tháo lưới lọc, lau sạch cặn bẩn ở vỏ và dùng xăng rửa sạch vỏ và lưới lọc.

- Khi lắp lưới lọc và vỏ chụp vào chỗ cũ, chú ý tránh làm hỏng đệm cao su của rô to, dùng tay để vặn đai ốc (không vặn qúa chặt) vỏ chụp và hướng cho vỏ đúng vị trí, không bị lệch, sau đó lắp vỏ ngoài và vặn chặt tai hồng. Lắp bầu lọc, bộ

phận thông gió các te vào chỗ cũ, khởi động động cơ, kiểm tra xem dầu có rò chảy không. Sau khi khử cặn bẩn và thay dầu không cho động cơ làm việc ngay với tốc độ lớn. Tăng dần tốc độ quay của trục khuỷu để kiểm tra sự hoạt động của bầu lọc ly tâm, sau đó tắt máy trong vòng 2 - 3 phút sẽ nghe tiếng kêu của rô to đang quay là được. Nếu phát hiện thấy bầu lọc làm việc không tốt thì phải tháo bầu lọc ra rửa sạch các gíclơ và ống lót. -Làm sạch đường dầu bôi trơn của động cơ.

 Đường dầu trong trục khuỷu có thể dùng sợi vải sạch quấn vào dây thép rồi thấm dầu hoả để rửa sạch, sau đó dùng không khí nén để thổi sạch, chú ý không để sót sợi vải và cặn bẩn trong đường dầu.

 Các lỗ dầu ở gối đỡ thanh truyền và ở bạc lót chốt pit tông cần rửa sạch bằng dầu hoả, rồi thổi sạch bằng khí nén.

 Các đường dầu ở thân máy, cần tháo nút, dùng chổi lông tròn nhúng dầu hoả cho vào trong đường dầu chính để cọ, dùng sợi vải quấn vào đầu dây thép để thông sạch các đường dầu nhỏ trên các tấm chắn. Các ống phun dầu bánh răng cơ cấu phân phối khí cũng được làm sạch bằng dầu hoả và thổi sạch bằng khí nén.

 Sau khi toàn bộ đường dầu đã được thông sạch, lắp chặt các nút ở đường dầu, chú ý không được có hiện tượng rò dầu ở các đầu nối đường ống dẫn dầu. 3. Tháo lắp- Kiểm tra- sửa chữa các chi tiết hệ thống

3.1. Tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa bơm nhớt

3.1.1. Nhiệmvụ bơmdầu

Bơmdầu có công dụng cung cấpmột lượngdầuvới áp suấtnhấtđịnh đến các bềmặt làm

việc có ma sát để bôi trơn,tẩyrửa và làm mát. 3.1.2. Phân loại bơmdầu

Bơmdầu dùng trong hệthống bôi trơn có nhiềuloại:

- Bơmdầu bánh răng;

- Bơmdầu rô to; - Bơmdầu cánh gạt;

3.1.3 Kết cấu bơm nhớt

3.1.3.1. Bơmdầu kiểu bánh răng

a. Cấutạo

Bơmdầu gồm có: nắp,vỏ và cặp bánh răng ănkhớp. Trong cặp bánh răngănkhớp,một

bánh răng lắptự do trên trục cốđịnh với vỏ là bánh răng bị động, bánh răng thứ hai lắp cốđịnh trên trụcdẫnđộngbằng then bán nguyệthoặc then hoa là bánh răngchủ động.Ở vỏ bơm có lỗ dầu vào và lỗdầu ra, nối thông với ngănbơm lắp bánh răng. Van hạn chế

Hình 6.2. Cấutạobơmnhớt bánh răng

Bơmdầu kiểu bánh răng có loạimột ngăn, hai ngăn và ba ngăn.

Bơm dầu một ngăn có công dụng bơm dầu đến đường dầu chính và được dùng nhiều

trong hệthống bôi trơn độngcơ.

Bơm bánh răng kiểu hai ngăn (có hai cặp bánh răng ăn khớp) hoặc ba ngăn (có ba cặp

bánh răng ăn khớp) ít dùng hơn. Ngăn thứ hai và ngăn thứ ba chỉ có tác dụng phụ như đưa dầu qua két làm mát hoặcđưadầu từ ngăntrước và ngăn sau củabơm vềngăngiữa để đảm bảo đủ dầu cho bơm cung cấp được bình thường khi động cơ làm việc ở độ

nghiêng nhấtđịnh.Bơmdầuđượcdẫnđộngtừtrục cam củađộngcơ hay trựctiếptừtrục khuỷu.

b. Nguyên lý làm việc

Khi độngcơ hay bơm làm việc, các bánh răng quay, dầu có áp suấtthấp từ các te qua lỗ dầu vào bơmđi theo chiều quay của bánh răng(chiều mũi tên) rồi ra lỗdầu ra đểtớibầu lọc thô.

Khi tốc độ động cơ càng cao, áp suất dầu ra khỏi bơm cũng càng lớn. Để áp suất dầu được bình thường hay ổn định khi tốc độ động cơ thay đổi, dùng van giảm áp. Nếu áp

suất dầu lớn hơn yêu cầu, van giảm áp mở,lỗ dầu vào và lỗ dầu ra thông với nhau, một phầndầu thừa hay dầu có áp suất cao sẽ từlỗ dầu ra qua van đểvềlại phía trướcbơm .

Muốnđiều chỉnh áp suấtdầu qua bơm dùng đaiốcđiều chỉnhđể thay đổilựccăng lò xo hay lực ép van.

Bơmdầukiểu bánh răngđược dùng nhiều trong hệthống bôi trơnđộngcơ.Đặcđiểmcủa bơm này là cấu tạođơngiản, làm việcchắc chắn và cung cấpdầu đều.

a. Cấu tạo

Gồmvỏchứa hai rô to lồng vào nhau: rô to trong và rô to ngoài.

Rô to ngoài có khoét lõm hình sao đỉnh tròn. Rô to trong dạng chữthập đỉnh tròn ráp lọt

vào rô to ngoài và quay được nhờtrụcbơmdẫn độngtừ trục cam củađộng cơ.

Hình 6.3 : Cấu tạo bơm nhớt kiều rô to

b. Nguyên lý làm việc

Hai rô to ráp lệch tâm nhau, nên khi rô to trong quay nó sẽ kéo rô to ngoài quay theo để bơmdầu. Khi các rô to quay, không gian giữa các rô to chứađầydầu. Khi các vấu của rô to trong di chuyển vào trong các khoảng trống ở rô to ngoài, dầu được đẩy ra ngoài qua

cửa dầu ra củabơm. Hình 22 – 6 mô phỏng nguyên lý làm việc củabơmdầu loại rô to.

Bơmdầu có các kiểu dẫn động khác nhau, thông thường bánh răng xoắn trên trục cam

dẫn động bộ chia điện thườngdẫn độngbơm dầu.Một sốđộngcơdẫn động trựctiếp từ đầu của trục cam đặt trên nắp máy hoặc có thể được dẫn động bởi một trục dẫn động

riêng. Đối với động cơ đánh lửa không dùng bộ chia điện,bơm dầu được dẫn động bởi trụckhuỷu.

3.2. Tháo - lắp bơm nhớt

tt Các bước công

việc

Hình ảnh minh họa Dụng cụ/phương tiện

Yêu cầu kỹ thuật

1 Xả nhớt sau đó tháo cạt te nhớt

Cần siết, tuýp Không làm

rơi rớt cạt te nhớt

2 Tháo lược thô Cần siết, tuýp Không làm

rơi rớt lược, hư răng

bulông

3 Tháo cơ cấu truyền

động cam Cle Cam sạch sẽ, không

dính dầu nhớt

4 Tháo bơm nhớt ra

khỏi động cơ Búa nhựa Gõ nhẹ, tránh làm bể mặt

lắp ghép bơm nhớt

5 Tháo van an toàn

Kìm Nhẹ nhàng

6 Tháo

bơm bánh răng Cle mất các cánh Không làm

bơm

3.2.2. Lắp: Thực hiện quy trình lắp nhưng cần chú ý:

b. Thay mới phớt chận nhớt đầu trục bơm.

c. Thay mới joint làm kín và lắp ráp bơm trở lại.

d. Thay joint làm kín và lắp bơm nhớt vào thân máy.

3.3. Kiểm tra bơm nhớt

3.3.1. Kiểm tra khe hở giữa bánh răng và vỏ bơm:

Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa bánh răng và vỏ bơm. Khe hở tối đa hông vượt quá

0,20mm.

Hình 6.3: Kiểm tra khe hở giửa bánh răng và vỏ bơm

3.3.2. Kiểm tra khe hở giữa hai bánh răng:

Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa hai răng của bơm nhớt. Khe hở này tối đa là 0,20mm. Nếu thấy cần thiết thay bơm mới.

Hình 6.4: Kiểm tra khe hở giữa hai răng của bơm

3.3.3. Kiểm tra khe hở giữa vỏ bơm và bề mặt các bánh răng.

Dùng căn lá, thước thảng đo khe hở giữa vỏ bơm và mặt đầu bánh răng. Khe hở này không được vượt quá 0,15mm.

Hình 6.5: Kiểm tra khe hở giữa vỏ bơm và bề mặt các bánh răng.

3.3.4. Kiểm tra độ kín hệ thống bôi trơn. Kiểm tra độ kín của các bộ phận sau:

 Joint làm kín các-te đậy nắp máy.

 Kiểm tra độ kín của nắp đổ nhớt.

 Phớt làm kín bộ chia điện.

 Phớt chận nhớt đầu trục cam.

 Sự rò rỉ nhớt ở đầu trục khuỷu.

 Sự rò rỉ nhớt ở đuôi trục khuỷu.

 Độ kín của joint các-te nhớt và đai ốc xả nhớt.

 Độ kín của cảm biến áp suất nhớt… - Kiểm tra áp suất nhớt

 Tháo cảm biến áp suất nhớt.

Hình 6.6 : Kiểm tra áp suất nhớt bằng đồng hồ đo áp suất

 Khởi động động cơ và làm ấm, để đạt nhiệt độ bình thường.

 Áp suất nhớt ở tốc độ cầm chừng phải lớn hơn 0,3Kg/cm2.

 Ở số vòng quay 3000 vòng phút, áp suất nhớt từ 2,5 đến 5,0 Kg/cm2.

 Tháo đồng hồ đo. Làm sạch nhớt xung quanh lỗ cảm biến.

 Thoa một lớp keo làm kín vào phần ren cảm biến và lắp nó trở lại vị trí. Kiểm tra lại sự rò rỉ nhớt.

3.3.5. Kiểm tra tình trang áp suất nhớt qua đèn báo áp suất

Nếu đèn vẫn sáng khi động cơ hoạt động ở tốc độ cầm chừng, chúng ta kiểm tra như

sau:

 Tháo giắc nối đến contact áp suất nhớt và xoay contact máy On thì đèn phải tắt.

 Dùng dây điện nối giắc gim điện từ đèn báo ra mát thì đèn báo phải sáng.

 Đo điện trở của contact áp suất nhớt khi động cơ dừng thì phải liên tục.

 Kiểm tra sự không liên tục của cotact áp suất nhớt khi động cơ hoạt động ở tốc độ cầm chừng.

 Khi áp suất nhớt trên 0,5Kg/cm2, contact áp suất nhớt phải không liên tục. Nếu không đúng theo yêu cầu thì thay mới contact áp suất nhớt.

Hình 6.7: Kiểm tra áp suất nhớt nhờ đén báo áp suất nhớt

3.4. Kiểm tra- thay thế lọc dầu3.4.1. Công dụng của bầu lọc 3.4.1. Công dụng của bầu lọc

Bầu lọc dầu trong hệ thống bôi trơn dùng để lọc sạch các tạp chất cơ học (mạt kim loại, muội than và đất cát…) lẫn trong dầu nhờn trước khi đưa vào bôI trơn các bề mặt làm việc có ma sát của chi tiết.

3.4.2. Các loại bầu lọc 3.4.2.1. Bầulọc thô

Bầu lọc thô có công dụng lọc sạch các tạp chất cơ học có kích thước lớn và lắng đọng keo bẩn lẫn trong dầu.

Bầu lọc thô đặt giữa bơm dầu và đường dầu chính

a. Bầu lọc thô kiểu thấm

 Cấu tạo

Bộ lọc hay lõi lọc của bầu lọc thô gồm: nhiều tấm kim loại mỏng có hình dáng, kích thước khác nhau, đó là phiến lọc có lỗ thủng, đặt xen kẽ các tấm cách hình sao, và được ép chặt với nhau bằng hai tấm đệm trên và dưới. Lõi lọc này được lắp trên trục và được cố định bằng đai ốc. Tấm đệm dưới kín, còn tấm đệm trên có lỗ dẫn dầu. Chiều dày của tấm lọc là 0,35 mm, còn chiều dày của tấm cách là 0,08 – 0,09 mm. Để lõi lọc có thể quay được cùng với trục, mặt tiếp xúc giữa tấm đệm trên với vỏ được gia công rất nhẵn. Trục bầu lọc tiếp xúc chặt với vỏ nhờ vòng đệm cao su và đai ốc.

Để làm sạch chất bẩn bám vào xung quanh lõi lọc, dùng tấm gạt lắp trrên thanh gạt cố định với vỏ. Các tấm gạt được đặt xen kẽ giữa các tấm lọc như tấm cách hình sao nhưng có chiều dày nhỏ hơn (0,06 – 0,07 mm) để không bị ép sát vào lõi lọc. Muốn làm sạch lõi lọc, tức là gạt các chất bẩn bám vào lõi lọc chỉ cần xoay lõi lọc hay trục bằng tay quay. Trong vỏ bầu lọc, xung quanh lõi lọc thường có ba thanh đỡ được lắp cố định với vỏ và có tác dụng giữ cho lõi lọc ở vị trí ổn định khi làm việc. Cốc lắng cặn được lắp cố định với vỏ bằng bu lông. Ở đáy cốc lắng cặn có lắp bu lông hoặc nút ren để xả chất bẩn và nước có lẫn trong dầu đã được lắng đọng trong quá trình làm việc của động cơ.

Hình 6.8. Bầu lọc thô kiểu thấm

 Nguyên lý làm việc

Khi động cơ làm việc, bơm dầu cung cấp dầu vào bầu lọc thô, dầu chứa đầy ở cốc lắng cặn, qua khe hở của lõi lọc, các chất bẩn có kích thước lớn hơn chiều dày của đĩa hình sao được giữ lại và dầu sạch sẽ theo lỗ định hình trong lõi lọc lên phía trên rồi vào rãnh dầu ở vỏ tới ống dẫn dầu chính của hệ thống bôi trơn.

Trong trường hợp bầu lọc thô bị tắc, van an toàn mở và dầu từ ống dẫn dầu vào qua van rồi đến ngay ống dẫn dầu ra không qua bầu lọc thô, đảm bảo cho động cơ luôn luôn có dầu bôi trơn trong quá trình làm việc.

b. Bầu lọc thô kiểu ly tâm  Cấu tạo

Bầu lọc thô kiểu ly tâm còn gọi là bầu lọc ly tâm toàn phân. Bầu lọc này được đặt nối tiếp trên đường dầu chính. Toàn bộ lượng dầu do bơm cung cấp đều đi qua bầu lọc. Một phần dầu khoảng 10 – 15% qua các lỗ phun ở rô to rồi chảy về các te. Phần còn lại theo đường dẫn dầu chính đi bôi trơn.

Cấu tạo của bầu lọc thô ly tâm toàn phấn gồm có: Vỏ bầu lọc, trên vỏ có lắp trục và cũng là đường dẫn dầu, thân hay vỏ của rô to lắp tự do hay lồng không trên trục. Rô to gồm có nắp và thân vặn chặt với nhau bằng ren. Rô to được lắp trên vòng bi đỡ, ở thân rô to có hai lỗ phun dầu hướng phun ngược chiều nhau. Vít điều chỉnh trên nắp bầu lọc có tác dụng hạn chế rô to dịch chuyển lên phía trên hay dọc trục.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)