L ỜI GIỚI THIỆU
3. Chữa cháy và phương tiện chữa cháy:
3.1. Nguyên lý chữa cháy
Là ta tìm cách khống chế 3 yếu tố : Chất cháy, oxy, nguồn nhiệt.
- Làm loãng chất tham gia phản ứng bằng cách đưa vào vùng cháy những chất không tham gia phản ứng như : C O2 , N2 …
- Ức chế phản ứng cháy bằng cách đưa vào vùng cháy những chất có tham gia phản ứng nhưng có khả năng biến chiều của phản ứng từ phát nhiệt thành thu nhiệt như Brometye (C2 H5 Br ) , Brommetye,…
- Ngăn cách không cho oxy thâm nhập vào vùng cháy như dùng bọt, cát, chăn phủ
- Làm sạch vùng cháy cho đến dưới nhiệt độ bắt cháy của các chất cháy: nước.
- Phương pháp tổng hợp : Ví dụ như đầu tiên ta chữa cháy bằng phương pháp làm sạch, sau đó bằng phương pháp cách li
29 3.2. Các chất chữa cháy
Nước:
Nước là chất chữa cháy được sử dụng rộng rãi nhất khi cứu chữa các đám cháy. Nước có thể được sử dụng một cách riêng biệt hay kết hợp với các hoá chất khác như tạo thành bọt để chữa cháy .
- Hiệu suất chữa cháy của nuớc hữu hiệu ở chính tác dụng làm lạnh. Nước hấp thụ nhiệt của đám cháy , làm nhiệt độ của chất cháy giảm xuống thấp hơn nhiệt độ bắt cháy và đồng thời tạo ra hơi nước và đồng thời tạo ra hơi nước có tác dụng làm ngạt và cách li sự cháy .
- Bởi vì khi bay hơi , một thể tích nước sẽ tạo ra 1700 thể tích hơi, sẽ đẩy đẩy không khí ra ngoài khu vực cháy. Khả năng hấp thụ nhiệt của nước cao . - Tuy nhiên khi dùng nước để chữa cháy ta cần chú ý các đặc điểm sau : - Nước có khả năng tác dụng với một số chất gây ra phản ứng nguy hiểm, cho
nên cần thận trọng trong khi chữa cháy . Những hóa chất đó là :Na, K, Mg, Al, CaCl2 ,…
- Khi phun tia tia nước đặc vào các chất dầu mở đang cháy , hay acid sunfuaric có thể còn làm cho hoá chất phát triển mạnh thêm .
- Không được dùng nước để chữa cháy các đám cháy điện . Khi chữa cháy các chất như cao su, bông gỗ, giấy, cường độ phun nước từ 0.15 - 0.5 m2/s. Bọt:
Bọt chữa cháy được tạo ra bằng các hổn hợp dung dịch chất tạo bọt với không khí và khí cabonic. Bọt chữa cháy có hai loại :Bọt hóa học và bọt không khí. Tác dụng :
- Cách li vòng cháy và làm lạnh vùng cháy .
- Bọt có những tính chất đặc trưng như : Độ nở, độ bền, tính chất làm lạnh và cách li .
- Độ nở của bọt khí hóa học từ 5 - 7 lần , độ nở của bọt hòa không khí là 10 lần, bọt có độ nở cao đến 100 - 200 lần .
- Độ bền của bọt hóa học từ 30 - 60 phút, của bọt hòa không khí trung bình là 15 - 20 phút .
- Khả năng cách li của bọt : Là khả năng ngăn cản quá trình bay hơi của chất cháy cũng như ngăn cản không khí và bức xạ nhiệt qua lớp bọt và chất cháy .
- Trong quá trình phân hủy bọt , nước được tạo ra và do đó có khả năng hấp thụ nhiệt nên bọt đồng thời cũng có tá`c dụng làm lạnh .
Bọt có khả năng dẫn điện và ăn mòn kim loại , nhất là đối với bọt hóa học cho nên không được dùng chữa các đám cháy thiết bị điện, radio, điện tử , động cơ điện.
30
- Đồng thời không được dùng bọt để chữa các đám cháy như kim loại, đất đèn, rượu cồn, thức ăn . Khí Cacbonic:
- CO2 được dùng nhiều để chữa cháy. Tác dụng chữa cháy của CO2 là làm loãng oxy có trong không khí làm ngừng sự cháy . CO2 ở 3 trạng thái : rắn, lỏng, khí . Một Kg CO2 thể lỏng ở nhiệt độ thường có thể chuyển thành 500 lít khí CO2 và có thể dập đám cháy có thể tích 1 m3 .
- CO2 được nén dưới áp suất 36 Kg/cm2 ở 00 C sẽ biến thành trạng thái lỏng, chứa trong các bình thép chịu áp suất lớn dùng để chữa cháy. Lưu ý khi dùng bình CO2 để chữa cháy :
- Không được dùng bình CO2 để chữa cháy các hóa chất K, Mg, H2 vì cac bon tham gia phản ứng tỏa nhiệt với các chất này .
- Không chữa cháy các thiết bị điện tử , vô tuyến tryền hình , radio .
- CO2 không duy trì sự sống , với nồng độ trên 10 % thể tích có thể gây tử vong nên khi chữa cháy bằng khí CO2 ở các buồng kín cần hết sức chú ý 1.4.3. Phương tiện chữa cháy
- Bình CO2
- Xe chữa cháy chuyên dụng
Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày công dụng. phương pháp sử dụng các loại dụng cụ, tháo lắp, đo kiểm 2. Trình bày phươngpháp đọc giá trị trên thước cắp, panme đo trong, đo ngoài 3. Trình bày các quy định an toàn trong xưởng thực hành
31
Bài 2: XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN ĐỘNG CƠ Giới thiệu: Bài học hướng dẫn sinh viên phương pháp xác định các thông số cơ
bản trên động cơ đốt trong
Mục tiêu
- Trình bày được phương pháp xác định các thông số cơ bản động cơ đốt trong
- Xác định được các thông số cơ bản động cơ : Chiều quay động cơ, xác định điểm chết trên, thứ tự nổ …
- Thực hiện tốt an toàn lao động khi sửa chữa động cơ cho người và thiết bị, máy móc
Nội dung chính