L ỜI GIỚI THIỆU
3. Xác định thứ tự nổ của động cơ
3.1. Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật
Nếu chúng ta có tài liệu sửa chữa của động cơ đang thực hiện, chúng ta biết được thứ tự công tác của động cơ. Ví du, tài liệu sửa chữa động cơ 3S - GE của Hãng Toyota ở trang A-2 có ghi Firing Oder 1 - 3 - 4 - 2.
Hình 2.6: Tài liệu kỹ thuật hãng Toyota
3.2. Quan sát trên động cơ
Quan sát trên các te đậy cò mổ, ống góp hoặc thân máy Nhà chế tạo có cho thứ tự công tác của động cơ. Ví dụ trên đường ống nạp có ghi Firing Oder 1-5-3-6- 2-4. Ngoài ra chúng ta cũng có thể tìm gặp ở trên nắp bộ chia điện.
3.3. Qua sát sự đóng mở của xú páp
Nếu trong cả hai trường hợp trên đều không thể xác định được. Chúng ta dựa vào nguyên tắc cơ bản sau: Trong động cơ 4 kỳ, động cơ thực hiện một chu kỳ là 2 vòng quay trục khuỷu, các xú pap chỉ mở một lần. Thứ tự mở lần lượt của các xú pap cùng tên chính là thứ tự công tác của động cơ.
a. Tháo nắp đậy cò mổ.
b. Xác định toàn bộ các xú pap cùng tên của toàn bộ động cơ và đánh dấu. c. Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho xú pap hút của xy lanh 1 vừa mở. c. Tiếp tục quay theo chiều quay, chúng ta thấy lần lượt các xú pap hút của các
xy lanh khác mở. Sự lần lượt mở này chính là thứ tự công tác của động cơ. LƯU Ý: Chúng ta cũng có thể dựa vào xú pap thải.
NHẬN XÉT
- Thứ tự công tác là thông số quan trọng trong việc kiểm tra, điều chỉnh và sửa chữa.
- Chọn phương pháp nhanh nhất để công việc được hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Bài 3: BẢO DƯỠNG- SỬA CHỮA NẮP MÁY- CẠT TE DẦU Giới thiệu: Bài học này hướng dẫn sinh viên phương pháp bảo dưỡng- sửa chữa nắp máy- cạt te dầu trong động cơ đốt trong
Mục tiêu:
- Trình bày được qui trình bảo dưỡng –sửa chữa nắp máy, cạc-te dầu - Bảo dưỡng- sửa chữa được chữa nắp máy, cạc-te dầu
- Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn cho người và máy móc, thiết bị
Nội dung chính