An toàn lao động trong chuyên ngành:

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 34 - 38)

L ỜI GIỚI THIỆU

2.An toàn lao động trong chuyên ngành:

2.1. An toàn đối với hàn điện và hàn hơi:

- Trong khi hàn điện , hàn hơi ở các thùng kín, nhà kín, phải thông gió tốt. - Phải có người canh chừng để khi công nhân chẳng may bịtrúng độc hơi hàn

25

- Tuyệt đối không hàn các vật đang chứa áp lực như hơi nén, chất lỏng cao áp. - Khu vực hàn điện nên có diện tích tối thiểu 3 m2 / 1 công nhân và cách li các

khu vực khác. Nền nhà phải bằng phẳng, dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

- Nên bốtrí xưởng hàn cách li nơi thực tập động cơ vì có thểgây cháy do hơi xăng .

- Máy hàn nên đặt gần nguồn điện và tránh nơi ẩm ướt , dây dẫn cần được bọc cách điện tốt .

- Công nhân hàn điện phải đảm bảo phòng hộ cá nhân như bảo đảm kính hàn, dây, găng tay, quần áo bảo hộ lao động .

2.2. An toàn trên máy mài:

Máy mài nói chung thường được sử dụng để mài các chi tiế như : đục, dao tiện mũi khoan, tuốc nơ vít và bề mặt một số chi tiết khác.Người sử dụng máy mài phải là những công nhân có tay nghề và phải chú trọng về mặt an toàn như tất cả các loại máy khác trong xưởng .Để bảo đảm an toàn cho đôi mắt của người sử dụng máy mài, tránh được các hạt bụi đá mài hoặc kim loại thì nhà chế tạo đã thiết kế kính mài hoặc màn che gắn ngay trên kính mài.

Hình 1.45: Cấu tạo máy mài

 Phương pháp thực hiện

- Điều chỉnh giá đở sau cho khoảng cách giữa giá đở và đá mài là 3 mm .

Hình 1.46: Điều chỉnh máy mài

26

- Trước khi mài các chi tiết phải xoay tròn viên đá và cho máy mài chạy thử với tốc độ cao nhất và để kiểm tra xem nó có gây ra tiếng ồn hoặc rung động hay không .

- Sử dụng kềm kẹp chặt các chi tiết nhỏ trong khi mài tốt hơn là cầm tay để mài, vì có thể đá mài làm tróc các ngón tay và điều đó cũng bảo đảm được an toàn khi mài.

- Không nên gõ vào đá mài , vì như thế có thể gây gãy vụng hoạc hư hỏng đá mài nên sử dụng cả hai mặt của viên đá mài .

- Thông thường tất cả các máy mài đều có bộ phận bảo vệ đá mài , hạn chế đến mức thấp nhất nguy hại do phoi mài văng ra hay do bụi đá mài văng ra . - Không nên sử dụng máy mài để mài các loại bình chứa năng lượng như là

thùng xăng , bình ga ,…rất dễ gây nổ .

- Khi thay đá mài mới phải kiểm tra xem đá mài mới có phải là loại đá phù hợp với tốc độ của máy mài đang sử dụng hay không .

- Khi sửa chữa hoặc lau chùi máy mái phải tháo dây điện ra khỏi ổ cấm để bảo đảm an toàn điện .

2.3. An toàn khi sử dụng khoan điện:

Thông thường khoan điện được sử dụng để khoan các lổ trong chi tiết máy và một số công cụ khác. Khoan điện gồm có các loại như : ½ inches , ¼ inches ,… tùy thuộc vào kích thước mũi khoan với ngàm tương ứng .

 Các qui tắc an toàn khi sử dụng máy khoan:

- Không được cắm ổ điện trước khi gắn mũi khoan vào hoặc tháo ra khỏi ngàm khoan .

- Quần áo của người công nhân sử dụng máy khoan phải gọn gàng không nên đeo bao tay khi sử dụng máy khoan .

- Phải tháo lấp tát cả các mũi khoan vào trong ngàm khoan một cách chắc chắn . Tất cả các loại khoan đều có thể gây điện giật .

- Không nên sử dụng ổ cắm điện khi đang đứng dưới nước hoặc đất ẩm . - Siết chặt các chi tiết cần khoan vào đồ gá để bảo đảm độ chính xác và an

toàn khi khoan .

27

Hình 1.47: Khoan điện khi làm việc

- Trước khi khoan phải dùng một chốt định tâm để tạo ra lổ định tâm cho mũi khoan . Khi khoan mà không có dấu định tâm thì dễ làm cho mũi khoan lệch khỏi vị trí cần khoan trên chi tiết .

- Chọn mũi khoan cho đúng kích thước yêu cầu lổ và gắn vào trong ngàm khoan, dùng dụng cụ để siết chặt chúng lại với nhau .

- Sử dụng các loại dầu làm trơn và làm mát cho mũi khoan trong quá trình làm việc khi khoan các vật liệu bằng thép .Loại dầu thường được sử dụng gọi là dầu cắt gọt

- Phải mài các góc cắt của mủi khoan đúng theo yêu cầu thì khi khoan sẽ nhanh và êm dịu , tạo ra các lớp phoi xoắn ốc đều nhau.

2.4. An toàn khi sử dụng các thiết bị nâng chuyển:

Các thiết bị nâng chuyển trên không như: cầu trục, cẩu lăn, cẩu công-xôn,…khi được sử dụng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật. Các móc phải có chốt hãm cáp hoặc xích. Việc treo móc phải cân, đúng trọng tâm của vật và không được treo móc lệch. Khi các kiện hàng được móc cẩu phải treo các tín hiệu, đèn báo cảnh giới. Cấm cẩu móc hàng trên khu vực có công nhân đang làm việc. Việc chằng buộc cáp vào móc phải thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật. Đối với các thiết bị nâng chuyển chỉ cho phép người chuyên trách đã được huấn luyện mới được điều chỉnh, sửa chữa. Tất cả các phương tiện nâng hạ cơ khí hoặc điện khí đều phải có lí lịch và quy định rõ quy trình vận hành an toàn .

2.5. An toàn về cháy nổ xăng dầu:

- Nơi chứa xăng dầu dự trữ phải có khoá, xa nhà đi lại, nhà ở và kho hàng khác.

28

- Xăng dầu phải được chứa trong các dụng cụ tốt kín, để nơi râm mát. -Không dùng ngọn lửa trên nơi có xăng dầu . - Không dùng xăng thấp đèn, đun bếp .

- Hệ thống điện trong khu vực chứa xăng dầu phải đảm bảo an toàn, không để sinh tia lửa điện.

- Mở nắp thùng đựng xăng dầu , dùng dụng cụ kim loại màu không phát ra tia lửa .

- Ống thải ô tô chở xăng máy bơm xăng phải bảo đảm không có tàn lửa phục ra gây cháy .

Không chứa xăng dầu lẩn với hoá chất vật liệu dể phát sinh tia lửa . Xăng dầu chứa trong phương tiện đồng nhất là 90- 95% dung tích vật chứa . - Phuy xăng phải xếp đứng . Khi xếp chồng các phuy xăng phải có lót gỗ và

cũng chỉ được xếp hai tầng .

- Cấm xuất nhập hoặc bơm chuyển xăng dầu khi trời mưa có sấm sét ở gần Trong kho chứa xăng dầu và nơi thực tập động cơ sống cần trang bị các phương tiện chửa cháy đầu tiên như : Bình khí CO2 , bình bọt khí , thùng cát , …

- Ô tô vào phân xưởng sửa chữa phải tháo hết xăng ra .

- Rửa máy bằng xăng không được dùng bàn chải bằng kim loại .

- Sàn nhà không được để giẻ lau dầu mở bừa bải, không để xăng vươn vải. Nếu xăng đổ phải dùng cát phủ kín và quét dọn ngay .

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 34 - 38)