Công dụng, cấu tạo chốt piston

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 59 - 67)

- THANH TRUYỀN

1. Tháo lắp kiểm tra sửa chữa Pít tôn g thanh truyền

1.2. Công dụng, cấu tạo chốt piston

1.2.1. Công dụng:

Là chi tiết nối piston với thanh truyền. Chốt piston nhận lực khí thể từ piston truyền qua thanh truyền đến trục khuỷu và nhận lực quán tính từtrục khuỷu để truyền lại cho piston.

Hình 4.4. Cấu tạo chốt piston

Đa số chốt pit tông có cấu tạo đơn giản là hình trụ rỗng hoặc ngoài là hình trụ, còn mặt trong là lỗ thẳng, lỗ bậc, lỗ côn để giảm trọng lượng.

1.2.3. Các kiểu lắp ghép chốt piston.

Hình 4.5: Các kiểu lắp chốt piston

a. Cốđịnh chốt piston trên đầu nhỏ thanh truyền.

Phương pháp này chốt piston được kẹp chặt trên đầu nhỏ thanh truyền, khi đó chốt piston được lắp tự do trên bệ chốt. Phương pháp này không cần giải quyết vấn đề bôi trơn tại mối ghép chốt piston và đầu nhỏ thanh truyền nên có thể thu hẹp bề rộng đầu nhỏ thanh truyền và tăng chiều dài bệ chốt piston để giảm áp suất tiếp xúc gây mài mòn nhanh. Tuy nhiên bề mặc chịu lực của chốt ít thay đổi nên khả năng chịu mỏi kém, chốt piston bị mòn nhanh ở hai đầu.

b. Cố định chốt piston trên bệ chốt.

Chốt piston được cố định trên bệ chốt bằng vít hảm do đó chốt được lắp tự do trên đầu nhỏ thanh truyền. Tương tự như phương pháp trên, do không cần bôi trơn bệ chốt nên có thể giảm chiều dài bệ chốt và tăng chiều rộng đầu nhỏ thanh truyền nhằm giảm áp suất tiếp xúc của mối ghép. Tuy nhiên bề mặt chịu lực của chốt cũng ít thay đổi nên khả năng chịu mỏi cũng không cao, chốt piston bị mòn nhanh ở giữa chốt.

c. Lắp tự do trên các mối ghép.

Tại các mối ghép giữa piston - chốt piston và thanh truyền - chốt piston đều không có cơ cấu hảm. Khi lắp ghép, mối ghép giữa chốt và bạc lót đầu nhỏ thanh truyền là mối ghép lỏng còn mối ghép với bệ chốt là mối ghép trung gian có độ dôi khoảng 0,01 - 0,02 mm. Trong quá trình làm việc, do nhiệt độ cao piston thường giản nở nhiều hơn chốt piston nên tạo ra khe hở cho mối ghép này do đó

chốt piston có thể tự xoay. Lúc này mặt phẳng chịu lực thay đổi nên chốt piston mòn đều hơn và chịu mỏi tốt hơn. Tuy nhiên kết cấu này cần phải giải quyết vấn đề bôi trơn ở cả hai mối ghép và phải bố trí kết cấu hạn chế di chuyển dọc trục của chốt. Biện pháp thông thường là dùng khoen chận (phe gài) ở hai đầu. Đây là phương pháp phổ biến trong các kiểu lắp ghép chốt piston.

1.3. Công dụng, cấu tạo thanh truyền

1.3.1. Công dụng

Là chi tiết trung gian nối piston và trục khuỷu. Truyển lực từ piston động cơ trong kỳ nổ để làm quay trục khuỷu và truyền lực quán tính từ trục khuỷu cho piston thực hiện các quá trình hút, nén và xả khí.

1.3.2. Cấu tạo thanh truyền a. Đầu nhỏ thanh truyền

 Khi chốt piston được lắp tự do với đầu nhỏ thanh truyền.

Với kết cấu lắp ghép này bên trong đầu nhỏ thanh truyền phải có bạc lót bằng đồng thanh hoặc thép có tráng lớp hợp kim chống mài mòn. Bạc lót được lắp ghép có độ dôi vào đầu nhỏ thanh truyền sau đó gia công chính xác kích thước lắp ghép với chốt piston.

Bạc lót và chốt piston được bôi trơn bằng rảnh hứng dầu phía trên đầu nhỏ thanh truyền hoặc bôi trơn cưỡng bức bằng đường dầu từ trục khuỷu khoan dọc theo thân thanh truyền.

Trên các động cơ xăng 2 kỳ, do điều kiện bôi trơn khó khăn nên bạc lót đầu nhỏ thanh truyền phải được bố trí các rảnh chứa dầu bôi trơn hoặc dùng ổ bi kim thay cho bạc lót

.

Hình 4.6: Cấu tạo chung thanh truyền

Đầu nhỏ thanh truyền phải bố trí cơ cấu kẹp chặt bằng bulon hoặc vít. Do không cần bôi trơn ở mối ghép này nên không dùng bạc lót đồng thời chiều rộng đầu nhỏ thanh truyền thường ngắn.

b. Thân thanh truyền

Kích thước tiết điện thân thanh truyền hợp lý là lớn dần từ đầu nhỏ đến đầu to thanh truyền. Tiết điện thân thanh truyền thường có các dạng sau:

- Tiết điện tròn: Có kết cấu đơn giản, tuy nhiên hao tốn vật liệu và trọng lượng lớn. Dạng tiết điện này có khả năng chịu lực không cao, chỉ được dùng trên một số ít động cơ tàu thủy tốc độ thấp.

- Tiết điện chữ nhật hoặc ovan:tiết điện này có ưu điểm là dể chế tạo nhưng trọng lượng lớn và sức bền thấp. Thường chỉ áp dụng trên các động cơ công suất nhỏ.

- Tiết điện chữ I: Có khả năng chịu lực cao vì sức bền phân bố theo cả hai phương, được dùng phổ biến trên các loại động cơ đốt trong. Tuy nhiên kết cấu phức tạp, phôi thanh truyền được chế tạo bằng phương pháp rèn khuôn

Hình 4.7: Thân thanh truyền tiết diện hình chữ I

c. Đầu to thanh truyền

Để dễ dàng lắp ghép với trục khuỷu, đầu to thanh truyền thường có kết cấu gồm 2 nửa và lắp ghép với nhau bằng bulon hoặc vít cấy (gujon).

- Nửa trên đầu to được gia công liền với thân. Vị trí chuyển tiếp giữa thân và đầu to thường có góc lượn lớn để tránh ứng suất tập trung và tăng sức bền mỏi cho đầu to đồng thời khoan các lổ dọc và mặt vát để lắp ghép và định vị bulon thanh truyền.

- Nửa dưới đầu to có kết cấu ôm sát vào cổ biên trên trục khuỷu qua bạc lót đồng thời có kết cấu các lổ bulon tương ứng với lổ bulonnửa trên đầu to để thực hiện biện pháp lắp ghép.

Hình 4.8 : Đầu to thanh truyền

- Bạc lót đầu to thanh truyền cũng được chia làm 2 nửa và được cố định trong đầu to thanh truyền khi lắp ghép bằng cách dập các gờđịnh vị trên bạc lót và bên trong nửa dưới đầu to thanh truyền.

- Ngoài ra trên một số động cơ, do yêu cầu về mặt kết cấu nên đầu to thanh truyền còn được chế tạo liền khối và dùng ổ bi đủa trên một số động cơ 1 xylanh công suất nhỏ hoặc có kết cấu đầu to không đối xứng trên các động cơ chữ V nhắm bố trí khoảng cách hợp lý giữa các xylanh.

1.4. Qui trình tháo nhóm thanh truyền – piston 1.4.1. Quy trình tháo tt Các bước công việc Hình ảnh minh họa Dụng cụ/phương tiện Yêu cầu kỹ thuật 1 Quan sát dấu lắp ghép trên đỉnh piston Mắt thường Đúng chiều, đúng thứ tự

2 Quay piston xuống điểm chết dưới (VD: Máy 2,3 đang ở ĐCD) Cần siết,

đầu tuýp Ngay ĐCD

3 Đánh dấu trên thanh truyền và nắp của nó trước khi tháo. Đột mũi nhọn Đúng vị trí 4 Nới lỏng đều và tháo các bu lông thanh truyền. Cần siết,

đầu tuýp Nới đều 2 đai ốc, không làm hư ren bu

5 Lấy nắp đầu to thanh truyền ra ngoài. Búa nhựa Gõ nhẹ

6 Quay piston lên điểm chết trên (VD: Máy 1,4 đang ở ĐCT) Cần siết,

đầu tuýp Ngay ĐCT

7 Đẩy piston lên phía trên ra khỏi xy lanh và lấy ra ngoài

Tay Không làm rơi piston

9 Lắp nắp đầu to thanh truyền lại

Tay Đúng chiều lắp, thứ tự nắp đầu to thanh truyền 10 Tiếp tục tháo lắp các piston còn lại và để theo thứ tự Khay đựng Đúng thứ tự piston 11 Vệ sinh sơ bộ piston, thanh truyền Dụng cụ vệ sinh, dầu rửa Sạch sẽ muội than trên đỉnh piston 12 Sắp xếp các chi

tiết theo thứ tự Khay đựng Đúng thứ tự

1.4.2. Quy trình lắp

Thực hiện ngược quy trình tháo nhưng cần chú ý:

b. Khi lắp xéc măng dầu loại 3 chi tiết cần chú ý là lắp vòng lò xo vào trước và sau đó lắp hai vòng thép gạt dầu vào sau.

c. Khi lắp xéc măng làm kín cần lưu ý: Trên xéc măng có ghi chữ và số. Khi lắp thì phần chữ và số phải quay lên trên, đồng thời xéc măng có kí hiệu 1N hoặc T là xéc măng trên cùng và kí hiệu 2N hoặc 2T là xéc măng làm kín thứ hai.

d. Dấu lắp ráp trên đỉnh piston và thanh truyền phải hướng về phía trước động cơ, đồng thời bảo đảm chính xác vị trí của các xéc măng

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)