Các mối quan hệ của Mạtna thức

Một phần của tài liệu Tam-Ly-Hoc-Phat-Giao-TT-Thich-Tam-Thien (Trang 74 - 75)

* Ở địa vị của tri thức thường nghiệm :

- Trong ba cảnh : Mạt na chỉ quan hệ với Đới chất cảnh. - Trong ba lượng : Mạt na chỉ có phi lượng.

- Trong ba tánh : Mạt na là hữu phú vô ký.

- Trong ba giới và chín địa : Mạt na có mặt đầy đủ tùy theo nhân duyên. - Trong 51 loại tâm sở : Mạt na có 18 loại, đó là :

5 tâm sở biến hành (xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư)

1 tâm sở là Tuệ (trong năm tâm sở biệt cảnh - five particular) : nghĩa là cho rằng cái thấy của mình là đúng, là cần yếu, là đáng theo đuổi. Tuệ của Mạt na là trí tuệ hữu ngã chứ không phải là trí tuệ vô ngã (nonself-wisdom). 4 loại căn bản phiền não : ngã si, ngã kiến, ngã mạn và ngã ái. Và 8 loại tùy phiền não (phiền não thứ yếu) là : phẫn (anger), hận (enmity), phú (concealment), não (affliction), tật (envy), xan (parsimony), cuống (deception), xiểm (frandulence). Đây là tám thứ Đại tùy phiền não.

[phẫn : giận, hận : hờn, phú : che giấu, não : u buồn, tật : ganh ghét, xan : bỏn xẻn, cuống : lừa dối, xiểm : nịnh hót]

Trong chín duyên : Mạt na chỉ liên hệ đến 3 duyên: a) Căn - cảnh duyên, b) Tác ý duyên, c) Chủng tử duyên. * Ở thánh vị - tri thức siêu nghiệm62

Khi hành giả đạt đến Sơ địa (Hoan hỷ địa) thì mọi phiền não chướng (Affliction obstacle) - sự tham, giận ... buồn phiền... bất an v.v... và sở tri chướng (knowledge obstacle) - sự bị vướng víu vào kiến thức của mình, cho rằng đó là chân lý v.v... đều được đoạn trừ. (Chướng - là sự chướng ngại - obstacle : trơ lì, bất động, cứng nhắc... như tảng băng ngăn chận dòng nước).

Và khi đạt đến Bát địa (Bất động địa) thì Mạt na chấm dứt câu sinh ngã chấp (sự bám víu vào ngã chấp hay tập khí - ngã chấp, nó có mặt cùng với [together - câu sinh] lúc con người vừa sinh ra). Sự câu sinh chấm dứt nghĩa là Tàng thức được giải thoát (release) mọi ràng buộc, bám víu của Mạt na. Vì thế ở đây, Mạt na thức chuyển thành Bình đẳng tánh trí (Samatàjnàna) - tức năng lực thấu thị của tuệ giác có thể nhận thức và thấy rõ toàn chân pháp giới trong một hiện hữu (existence). Đây là nội dung của "Một là tất cả, tất cả là một", hay "trên đầu sợi lông, tôi thấy suốt cả ba đời chư Phật ", hoặc "trong một niệm tôi thấy ba đời..." v.v... như được trình bày trong Hoa Nghiêm (Gandavyùha), qua sớ giải của ngài Pháp Tạng.

---o0o---

Một phần của tài liệu Tam-Ly-Hoc-Phat-Giao-TT-Thich-Tam-Thien (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)