Thức và Tánh cảnh

Một phần của tài liệu Tam-Ly-Hoc-Phat-Giao-TT-Thich-Tam-Thien (Trang 116)

C- Địa vị tâm chứng (có 5 loại)

1/ thức và Tánh cảnh

Như đã định nghĩa (trong phần III), Tánh cảnh là thế giới thực tại. Nó không bị chi phối hay biến thái của ý thức chủ quan. Tỉ dụ, đỉnh Lanbiang là thực tại. Nhận thức của chúng ta về đỉnh Lanbiang thì không bao giờ đúng như là đỉnh Lanbiang chính nó. Về mặt ý thức, nó không thể được đồng hóa với bản chất của đỉnh Lanbiang. Về mặt nhận thức, đỉnh Lanbiang có một không gian ba chiều (dài, rộng, cao) và có tám hướng (đông, tây, nam, bắc, đông-bắc, tây-bắc, đông-nam, tây-nam); do đó, khi đối diện đỉnh Lanbiang chúng ta chỉ có thể nhận thức được nó trong chiều/mặt trực tiếp. Như thế, sự nhận thức về phía Đông của đỉnh Lanbiang không phải là một nhận thức toàn diện. Vì phía Đông của đỉnh Lanbiang không phải là đỉnh Lanbiang, mà nó chỉ là một phần của đỉnh Lanbiang. Do đó, nhận thức của con người bao giờ cũng bị giới hạn bởi không gian, thời gian và tầm nhìn của con người chính nó. Và thường, đối diện với một thực tại nào đó, chúng ta chỉ thật sự nhận thức một phần rất nhỏ của thực tại mà thôi. Tương tự như thế đối với tất cả sự vật hiện tượng. Cần lưu ý rằng, khi nói ý thức có thể tiếp xúc với thực tại (Tánh cảnh) có nghĩa là ý thức đó là ý thức của trực giác (Hiện tượng), mà không phải là ý thức của suy luận (Tỷ lượng) hay của nhận thức phiến diện, sai lầm (Phi lượng). Bất kỳ ý thức nào kèm theo một sự phân biệt dù nhỏ nhoi đến đâu cũng đều là ý thức của suy luận. Do vậy, ý thức chỉ tiếp xúc với thực tại thật sự khi và chỉ khi hoàn toàn vắng mặt mọi sự phân biệt.

Một phần của tài liệu Tam-Ly-Hoc-Phat-Giao-TT-Thich-Tam-Thien (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)