3.463. CÁC GIỚI HẠN
(a) Các điều kiện giới hạn phải được thiết lập cho tàu bay, các động cơ và các thiết bị của tàu bay.
(1) Tuân thủ với các yêu cầu sẽ được thiết lập trên cơ sở giả định tàu bay trực thăng sẽ hoạt động trong các giới hạn cụ thể;
(2) Các giới hạn sẽ được dỡ bỏđầy đủ từ các điều kiện gây bất lợi cho an toàn của tàu bay trực thăng khi thấy khả năng các điều kiện này gây ra tai nạn tàu bay là vô cùng nhỏ.
(b) Giới hạn phạm vi trọng tải, vị trí trọng tâm, phân bố tải, tốc độ và độ cao hoặc
độ cao buồng kín phải được thiết lập sao cho việc tuân thủ với các yêu cầu có liên quan của Chương này được chứng minh khi tàu bay hoạt động trong các giới hạn này; trường hợp các tích hợp của các điều kiện này về cơ bản không thể đạt được, việc thiết lập các giới hạn cần phải được cân nhắc.
(c) Tải trọng hoạt động tối đa và các giới hạn trọng tâm có thể thay đổi tại mỗi
độ cao khác nhau và tại mỗi một điều kiện hoạt động riêng biệt ví dụ như trong quá trình cất cánh, bay bằng và hạ cánh v.v.
(d) Các yếu tố sau đây có thể được coi là các giới hạn cơ bản của tàu bay: (1) Tải trọng cất cánh tối đa được phê chuẩn;
(2) Tải trọng tối đa khi lăn;
(3) Tải trọng hạ cánh tối đa được phê chuẩn;
(4) Tải trọng không nhiên liệu tối đa được phê chuẩn;
(5) Các vị trí trọng tâm phía trước và phía sau trong các cấu hình tàu bay khác nhau (trong quá trình cất cánh, bay bằng và hạ cánh);
(6) Tải trọng hàng hóa treo ngoài tối đa được phê chuẩn;
(7) Tải trọng hoạt động tối đa bị giới hạn bởi áp dụng tiêu chuẩn phê chuẩn tiếng ồn.